1) Cấu tạo phù hợp với đời sống kí sinh?
- Sán lá gan là những giun dẹp kí sinh
- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
- Giác bám phát triển
- Nhờ cơ vòng, cơ dọc và cơ lưng bụng phát triển, giúp cơ thể chui rút, luồn lách trong môi trường sống kí sinh
2) Biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh?
+ Vệ sinh thực phẩm :
Ăn chín, uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò, thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát, không cho mặc quần yếm hở mông (giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát, đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
Tránh đắp lá cây, nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này, có thể bị bệnh sán nhái)
Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi)
3) Trùng kiết lị nguy hiểm như thế nào? Nêu biện pháp phòng tránh
-Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguyhiểm, bệnhnhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.
- Biện pháp: Giữ gìn vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm. Vệ sinh cá nhân.
4) Cấu tạo hệ tiêu hoá của giun đất phù hợp với loại thức ăn thô cứng?
Hệ tiêu hoá: Phân hoá rõ (Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn).
Có một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh. nên dễ dàng tiêu hóa các thức ăn thô cứng.