Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về ngày hội STEMP cần gấp nhoa

viết bài văn thuyết minh về ngày hội STEMP
cần gấp nhoa
3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.767
2
2
ngominhchi
04/01/2022 19:37:38
+5đ tặng

Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách trung tâm khoảng 70km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi treo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích…

Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hồn đều lâng lâng, thoát tục.

Trên con đường dốc đá quanh có, dòng người nối đuôi nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hóa thành quen qua câu chào: “Nam mô A di đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân.

Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Đứng trên cửa động, du khách khoan khoái hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi bước xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ đang há rộng.

Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động rộng và phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào Hòn cậu, Hòn cô, nào Nong tằm, Né kén, nào Cây bạc, Cây vàng, Cót thóc… Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên… cứ việc thắp nhang rồi thành tâm khấn vái Phật sẽ độ cho được như ý.

Đi hội chùa Hương ít nhất phải mất hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bổng, ta sẽ đắm mình trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó.

Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này. Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề,…

Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mỹ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
yellow daidy
04/01/2022 19:38:09
+4đ tặng
Ngày 19/5, tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã diễn ra Ngày hội STEM 2019 với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giữa cái nắng 40 độ của Hà Nội, các hoạt động Hội và Học vẫn diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.
Nét nổi bật của Ngày hội năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các “trường làng” tại Ngày hội cũng tạo một dấu ấn đặc biệt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, đây là lần thứ 4 ông tham gia sự kiện này và cảm nhận “Ngày hội ngày càng đông vui”.
Chia sẻ về chủ đề của Ngày hội năm nay, Thứ trưởng nói, trong Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên gắn với tên quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium…; và ông bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Không dự lễ khai mạc nhưng ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo - với tư cách cá nhân, đã đến thăm một số lớp học mẫu theo tiếp cận STEM trong khuôn khổ Ngày hội và trò chuyện cùng những người đứng lớp, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Ban tổ chức, cho biết.
Theo Ban tổ chức, thu hút đông học sinh nhất là những lớp học lập trình robot. Đặc biệt, 3 trong số 4 lớp học lập trình robot tại Ngày hội là do các trường làng, trường huyện của Nam Định, Lào Cai, và Điện Biên tổ chức.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa.”
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thoa, giáo viên tin học trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì cho biết, tại trường của cô cũng có rất nhiều em muốn học lập trình robot nhưng chỉ có 40 em được chọn vào CLB STEM vì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu. Nguyện vọng của trường là tìm được nguồn tài trợ ổn định hơn để các em ai cũng có cơ hội tham gia CLB STEM.
Đăng ký lớp lập trình cảm biến ánh sáng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, "Đây là lần đầu tiên em được lập trình 'cool' như thế này. Hồi cấp 1 bọn em cũng học lập trình nhưng chỉ di chuyển hình vẽ trên máy thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi".
Một hoạt động khác cũng thu hút nhiều học sinh, đặc biệt học sinh cấp 3, là tham quan các phòng thí nghiệm trong khuôn viên ĐH Khoa học tự nhiên. Tại đây, các em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ những công việc gì; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật.
Ở phần bài giảng đại chúng PGS. TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên cao cấp hạng 1 trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Kovalevskaia 2018 - đã trình bày về chủ đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các giải pháp dựa trên cộng đồng. Bài giảng của cô không chỉ cung cấp hiểu biết về tình trạng ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa ở Việt Nam mà còn chỉ ra mỗi cá nhân có thể góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm như thế nào nhờ 3 chữ T: tiết giảm, tái chế và tái sử dụng.
Tiếp theo đó, trong bài giảng “Hố đen”, TS. Phạm Tuấn Anh - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trình bày về quá trình khám phá những bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Nhà khoa học trẻ cho biết, chỉ cách đây vài chục năm, không ai tin vào sự tồn tại của hố đen nhưng ngày nay, người ta đã có cơ sở để tin rằng tồn tại ít nhất một hố đen ở tâm của mỗi thiên hà. "Đáng tiếc là, có rất ít trường đại học ở Việt Nam dạy môn thiên văn và nếu có dạy, chủ yếu dạy thiên văn cổ điển chứ không phải thiên văn vật lý với những vấn đề rất nóng hiện nay," anh nói. Bài giảng của anh đã đã khiến cử tọa, phần đông là sinh viên, vô cùng thích thú và đặt nhiều câu hỏi trở lại cho diễn giả.
Kéo dài nhất - gần 4 tiếng đồng hồ - cũng là hoạt động kết thúc Ngày hội, Hội thảo "STEM tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo" được nghe báo cáo của gần một chục thầy cô đến từ những ngôi trường đang chủ động triển khai giáo dục STEM trong điều kiện chưa có ngân sách chính thức của nhà nước ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An. Hội thảo cũng thử lý giải vì sao việc triển khai giáo dục STEM ở địa phương dường như thuận lợi hơn so với ở thành phố. Một số ý kiến cho rằng, có thể do ở thành phố, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn coi trọng việc học để lấy điểm và đi thi hơn vì vậy hoạt động giáo dục STEM, vốn còn mang nặng tính ngoại khóa, chưa trở thành ưu tiên. Hiếm có hội thảo nào về giáo dục STEM thu hút được nhiều báo cáo từ các trường ở địa phương như vậy và những báo cáo đó "giúp chúng ta nhận thấy không cần phải sợ STEM vì đó không phải cái gì khó và đắt tiền," hội thảo kết luận.
Ebe_thoz
làm cấp 2 đc hem
4
1
phùng tú uyên
04/01/2022 19:38:53
+3đ tặng

Tại ngày hội, nhà trường đã tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên, xây dựng phòng học STEM riêng biệt và lồng ghép nhiều tiết học STEM vào chương trình giáo dục cho học sinh.

 Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trọng Vĩnh và Hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Thúy nhấn nút khai mạc ngày hội Steam.

STEM là một mô hình giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo nguyên tắc giảng dạy thông qua thực hành trên những thí nghiệm thiết thực và sinh động có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn đời sống thường ngày.

Đây là mô hình giáo dục tiên tiến, mang xu hướng toàn cầu, được nhiều nước áp dụng, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của học sinh trong thế kỷ XXI.

Ngày hội Stem của trường là hoạt động thường niên nhằm tạo không gian khoa học, bổ ích, lý thú, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo khoa học, kỹ thuật cho học sinh.

Tiếp nối thành công của Ngày hội STEM ở năm học trước, trong Ngày hội Stem năm nay, nhà trường có bổ sung yếu tố nghệ thuật vào STEM để kết hợp giữa tư duy, kiến thức, kỹ năng khoa học sáng tạo với nghệ thuật, giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất theo định hướng đổi mới giáo dục.

 Những sản phẩm từ phòng Khởi nghiệp – nơi học sinh được trang bị kiến thức của các ngành nấu ăn, du lịch…

Điểm đáng chú ý của ngày hội năm nay là có thêm yếu tố nghệ thuật với những tranh vẽ, bài thuyết trình… cho thấy nhận thức của học sinh Nguyễn Siêu về cuộc sống, kỹ năng sống cũng như sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh.

Tại ngày hội STEAM, sản phẩm của các nhóm xuất sắc nhất đã được trình diễn trước đông đảo khách mời, giáo viên và bè bạn.

Ban giám khảo đã phải làm việc cật lực để cân đong đo đếm giữa các “công trình” thú vị như nhà sàn thông minh, thiết bị giám sát an toàn giao thông gửi tin nhắn đến cha mẹ học sinh nếu xảy ra tai nạn, thiết bị đo và cảnh báo động đất, thiết bị phát hiện và chụp hình người hút thuốc lá, thiết bị chống trộm, thiết bị dẫn đường cho người mù với chi phí rất nhỏ…

Một số thí nghiệm thú vị được khách mời thực hiện ngay tại phòng Stem.

Trong ngày hội cũng diễn ra lễ cắt băng khánh thành Phòng STEM, tâm huyết của trường Nguyễn Siêu dành cho học sinh những trang thiết bị hiện đại nhất, cập nhật nhất phục vụ nghiên cứu, sáng tạo.

Ngay sau các hoạt động STEAM, đại diện Bộ GD&ĐT đã có cuộc họp chớp nhoáng với Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu trường Nguyễn Siêu và các trường khách mời khác để thảo luận về các phương án phát triển STEM trên toàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Những nỗ lực của trường Nguyễn Siêu được ghi nhận và Bộ coi đó là mô hình cần nhân rộng để thời đại 5.0 không còn là lý thuyết xa vời trong trường học…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư