Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chứng minh ý kiến trên qua bài cảnh ngày hè.​​

Nhà thơ Lê Đạt cho rằng:"Mỗi công dân có một dạng vân tay/Mỗi nghệ sĩ thứ thiện có một dạng vân chữ/Không trộn lẫn." Hãy chứng minh ý kiến trên qua bài cảnh ngày hè.​​​
Mọi ng giúp mình với ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
112
0
0
Thư Thư
06/01/2022 20:11:54
+5đ tặng
  • Mở bài:

Người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng đem đến cho cuộc đời một cái gì đó mới mẻ, một cái gì riêng biệt chưa từng có dù rằng cái anh nói là một vấn đề quen thuộc. Phải làm sao khi người ta đến thế giới nghệ thuật của anh, người ta phải thấy ấn tượng và không thể tìm thấy một thế giới nào giống như vậy nữa. Bởi làm nghệ thuật là làm nên cái độc đáo. Tuy nhiên chỉ có những người nghệ sĩ chân chính mới có thể tạo nên điều đó. Chính nhà thơ Lê Đạt trong bài “Vân chữ” cũng khẳng định:

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn.”

  • Thân bài:

Trước hết, cần hiểu “vân tay” tức là nét văn hoa trên ngón tay mỗi con người. Mỗi một người được sinh ra đều có dấu vân tay khác nhau. Đây chính là dấu hiệu để nhận dạng ra con người. Ở đây, từ hình ảnh “vân tây” nhà thơ Lê Đạt liên tưởng đến hình ảnh đậm chất văn chương nghệ thuật – “vân chữ”. Đây là cách dùng từ rất mới lạ và độc đáo. “Vân chữ” chính là dạng riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của mỗi người cầm bút đặc biệt là với nhà thơ. Tạo nên được ‘vân chữ” cho mình là nhà thơ đã tạo nên dấu ấn độc đáo trong sáng tạo mà không ai có.

Để làm “một người thợ khéo tay” chỉ cần sự điêu luyện, thành thục là có thể làm ra hàng loạt sản phẩm giống nhau và đẹp mắt. Nhưng để trở thành một nhà thơ “thứ thiệt” phải đòi hỏi những phẩm chất khác thường mà nổi bật trong đó là sự sáng tạo không ngừng để có thể làm nên cái “tạng” riêng của mình. Như thế, ý thơ của Lê Đạt muốn khẳng định điều sống còn với một nhà nghệ thuật chính là sự độc đáo có dấu ấn riêng trong phong cách nghệ thuật của chính mình.

Văn chương vốn là thế giới của sự sáng tạo. Cho nên mỗi người nghệ sĩ khi đã muốn đặt chân vào thế giới ấy thì đòi hỏi anh cần phải có một phong cách riêng. Phong cách bắt nguồn từ chính nhu cầu của nghệ thuật luôn đòi hỏi những nhân tố mới không lặp lại. Bên cạnh đó, nó cũng nảy sinh từ nhu cầu sáng tạo, nhu cầu khẳng định bản lĩnh, tìm tòi cái mới của mỗi người cầm bút. Nghệ thuật là hành trình chinh phục những miền đất mới nên điều quan trọng là anh phải để lại dấu ấn chứng minh sự tồn tại của mình. Nếu cá tính của anh mờ nhạt không tạo ra được giọng điệu riêng thì đó là “một sự tự sát trong văn học”.

Hơn thế, xuất phát từ đặc trưng thơ trữ tình là phản ánh thế giới chủ quan của con người đó là những cảm xúc, tâm trạng hay ý nghĩ nào đó. Những tình cảm ấy phải dâng trào một cách mãnh liệt, đủ một độ “chín” mới có thể tạo nên thơ hay. Bời vì thơ là cảm xúc riêng của mỗi con người từ đó mà tạo nên tính cá thể hóa trong thơ. Thơ trữ tình vì vậy mà luôn mang lại cho ta những quan niệm, cảm xúc của con người cụ thể mà điểm xuất phát là từ chính thi nhân.

Chính từ đặc trưng thơ cũng góp phần làm nên những dấu ấn thơ riêng biệt của mỗi người trong hàng vạn lời thơ. Dấu ấn phong cách người nghệ sĩ thể hiện trong thơ thể hiện rõ nhất trong việc sử dụng ngôn từ và các phương tiện hình thức. Mỗi một người “dân tộc thiểu số” trong vùng “sâu”, vùng “xa” của ngôn ngữ lại tìm cho mình những từ ngữ quý báu khác nhau để bộc lộ được cảm xúc đang trào dâng trong tâm hồn mình. Lượm nhặt được những tinh túy trong mảnh đất hoang sơ ấy để góp nhặt nên thơ là cả một quá trình lao động vô cùng vất vả và nặng nhọc. Có thể nói dấu ấn sáng tạo thể hiện rõ nhất ngay từ chính hình thức của thơ. Cho dù cùng “cày” trên một mảnh đất quen thuộc nhưng họ đều làm ra những sản phẩm độc đáo mang phong cách của chính mình.

Cùng viết về nỗi nhớ, thơ ca không thiếu những câu thơ tuyệt tác, những vần thơ đọc lên mà ai cũng muốn rưng rưng, nghẹn ngào. Quang Dũng và Tố Hữu cũng viết về đề tài nỗi nhớ về một thời quá khứ đã xa thế nhưng đọc lên ta không chỉ xúc động mà còn nhận ra chất giọng “riêng” của mỗi người.

Trước hết, với Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến”, thi nhân đã thể hiện một hồn thơ tài hoa, rộng mở và phóng khoáng. Được viết năm 1948 khi đã rời xa đơn vị Tây Tiến vì vậy cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Đoạn mở đầu của bài thơ được phủ kín bằng nỗi nhớ bao trùm thiên nhiên Tây Bắc thấp thoáng bóng dáng người lính Tây Tiến. Ta có thể thấy dấu ấn riêng của Quang Dũng thể hiện ngay ở chính cảm nhận về nỗi nhớ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi chớ chơi vơi

Hình ảnh ‘Sông Mã’ và ‘Tây Tiến’ đi vào trái tim Quang Dũng như một kỉ niệm thiêng liêng ghi dấu một phần đời không thể nào quên. Cụm từ ‘xa rời’ có tác dụng đẩy quá khứ ra xa hơn khiến cho câu thơ trở nên nhẹ bỗng như thoảng thốt, thẫn thờ. Cụm từ ‘lạ hóa’ nhớ chơi vơi gợi miền kí ức lúc đậm lúc nhạt vừa lung linh vừa huyền ảo. Nỗi nhớ tuy vô hình nhưng trong cảm nhận của tác giả nó trở nên sâu nặng, giăng mắc khắp không gian, trĩu nặng trong lòng người. Nỗi nhớ như xa dần trong màn khói sương và hiện hình ngày càng rõ nét con đường hành quân người lính trải qua: Một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc đã được mở ra theo chiều kích của một vùng không gian rộng lớn:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Hình ảnh về những vùng đất đã qua, đã từng sống cứ lần lượt hiện về như một thước phim quay chậm. Mỗi địa danh chứa đựng một vài kỉ niệm thiêng liêng mà chỉ có tâm hồn người lính mới có khả năng gọi dậy: “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”….Bức tranh thiên nhiên hiện ra trước hết với vẻ đẹp lãng mạn, thi vị, mơ mộng. Hình ảnh “sương lấp” giăng mắc, phủ kín phần nào gợi lên sự thơ mộng của thiên nhiên miền Tây khi đêm về. “Đêm hơi” là đêm của khói sương, là đêm của tình ái. Thiên nhiên được gợi ra trong cái thoảng nhẹ của hương đêm, của sương tối và của làn mưa “xa khơi’ thấp thoáng.

Không chỉ mộng mơ, lãng mạn bức tranh thiên nhiên còn hiện lên trong vẻ hào hùng, kì vĩ. Câu thơ làm hiện lên những con dốc cheo leo, cồn mây heo hút đến rợn người:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”

Câu thơ nhiều thanh trắc đọc lên như cái trắc trở, khúc khuỷu của địa hình. Chữ “dốc” được lặp lại hai lần gợi hình ảnh những con dốc kế tiếp nhau cao vời vợi, sâu thăm thẳm. Âm hưởng câu thơ như đứt đoạn gợi núi rừng gập ghềnh. Không chỉ có độ sâu mà còn là cảm nhận ớn lạnh: “heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Hai chữ “heo hút” gợi sự vắng lặng trong không gian vừa diễn tả cảm giác ớn lạnh của lòng người.

Tiếp tục những nét vẽ gân guốc, độc giả bắt gặp một cảnh tưởng kì vĩ, ít thấy trong thơ Việt Nam:

“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.”

Thủ pháp đối lập lên – xuống cùng cách ngắt nhịp 4/3 gợi hình dung về một đường gấp khúc nhìn lên rất cao mà nhìn xuống rất sâu. Có thể lấy chữ ‘cao” làm tâm điểm thì nhìn vào câu thơ sẽ thấy hình ảnh một vách núi dựng đứng cao ngàn thước, sâu cũng ngàn thước. Tất cả đã gợi lên vẻ hãi hùng, kì vĩ, hiểm trở của vùng núi Tây Bắc mà người lính đã phải trải qua. Phải chăng vì chính thiên nhiên ấy mà người ta vẫn thường thốt lên rằng: “Ôi miền Tây! Dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng”.

Hiện lên trên nền không gian ấy là hình ảnh người lính trên đường hành quân. Dáng hình “mỏi mệt” của những người lính sau một hành trình gian lao, vất vả. Thế nhưng họ vẫn giữ trong mình một tâm hồn thật lãng mạn, bây bổng:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Lên những đỉnh núi cao người lính như trèo lên mây, nòng súng chậm đến đỉnh trời. Chữ “ngửi” thể hiện hành động thăm dò, âu yếm và giao cảm mãnh liệt. “Ngửi” chính là động thái của tâm hồn. Độc đáo ở chỗ câu thơ khiến cho mặt đất và bầu trời không còn khoảng cách nơi sự nguy hiểm rình rập con người. Con người đã chinh phục và làm chủ thiên nhiên ở nơi không ngờ tới nhất. Như thế, chỉ trong một đoạn thơ ngắn ngủi, Quang Dũng đã cho thấy bạn đọc thấy một dấu ấn rất riêng của một hồn thơ rất đỗi hào hoa, bay bổng của chàng trai Hà thành.

Cùng viết về nỗi nhớ nhưng “Việt Bắc” của Tố Hữu lại là khúc hùng ca về cách mạng, kháng chiến. Tố Hữu viết bài thơ vào năm 1954 khi Chính phủ trở về thủ đô Hà Nội. Cho nên đây lại là nỗi nhớ da diết của cán bộ kháng chiến với nhân dân, của kẻ đi lẫn kẻ ở như một đôi trai gái yêu nhau nhưng phải rời xa nhau:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”

Trước hết, dấu ấn riêng của nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua những cảm nhận về nỗi nhớ. Tố Hữu bày tỏ sự nhung nhớ của mình với thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng, trữ tình. Câu thơ “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” đã tạo nên một vẻ đẹp rất đặc trưng của thiên nhiên miền địa đầu Tổ quốc.

Hình ảnh “trăng lên đầu núi” vừa thể hiện cách đo đếm thời gian của con người vừa gợi vẻ huyền ảo, lung linh yên bình của một vùng rừng núi tắm đẫm trong ánh sáng của trăng. Hình ảnh thơ gợi nhắc đến những đêm tình trên rẻo cao. Cũng vậy, “nắng chiều lưng nương” là cách ước lượng thời gian trên vạch nắng. Chiều đã xuống, nắng đã nhạt màu và đâu đó có dấu hiệu của bóng tối. Việt Bắc còn quyến rũ bởi vẻ huyền ảo của không gian khói sương:

“Nhớ từng bản khói cùng sương”

Nếu như Quang Dũng khi viết “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”, hình ảnh khói sương được hiện lên qua ngòi bút miêu tả thì với Tố Hữu đó là ấn tượng nên chỉ cần gợi ra là làm sống dậy cả vùng kí ức. Khói sương dường như đã trở thành không gian nghệ thuật đặc trưng của núi rừng phía Bắc. Nó làm ám ảnh và lay động tất cả những tâm hồn nhạy cảm đã từng đặt chân đến nơi đây để đến khi rời xa người ta nhớ đến khắc khoải về nó. Sương khói bồng bềnh đồng hành cùng con người khi còn ở lại và vẫn neo đậu, vấn vương trong khối óc con tim mỗi người khi đã rời xa. Nhớ về Việt Bắc là bâng khuâng với vẻ đẹp thật thơ mộng, thanh bình đến yên ả.

Kỉ niệm về những năm tháng không thể nào quên, Tố Hữu bằng thủ pháp liệt kê đã gọi ra những sự vật của thiên nhiên tưởng như vô tri nhưng lại là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm: “rừng nứa, bờ tre”, “ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê”. Mỗi cái tên đọc lên như là tiếng lòng của người ra đi thầm gọi tên những người thân yêu nhất của mình. Thiên nhiên ấy cũng cùng con người đánh giặc, cùng con người chia sẻ những đau thương, niềm vui chiến thắng và cả sự lưu luyến, nhớ nhung trong giờ phút chia tay này.

Trong nỗi nhớ của người ra đi thì hình ảnh con người đã trở thành kỉ niệm khó quên nhất. Nhớ về Việt Bắc là nhớ về những con người nghĩa tình, thủy chung gắn bó thắm thiết, hòa quyện cùng thiên nhiên nơi đây. Tố Hữu trìu mến gọi họ là “người yêu”, là “người thương”. Cách gọi này khiến ta cảm nhận được cả chữ “tình” cùng chữ “nghĩa”. Người ra đi cảm thấy ấm lòng khi nghĩ đến người Việt Bắc.

Người ở lại là những con người bình dị nhưng cao cả, họ đã bao bọc, chở che, hi sinh cho cách mạng tử thuở còn trứng nước. Cho nên, giờ phải chia tay người ra đi thương nhớ khôn xiết, biết ơn vô cùng khi nghĩ đến người ở lại. Hình ảnh “bếp lửa” hiện lên trong thời gian “sớm khuya” gợi ra dáng vẻ tảo tần của con người Việt Bắc. Họ cùng nhau làm nên một không gian ấm áp để xua tan đi cái giá lạnh của thiên nhiên. Như vậy, bằng tài năng sáng tạo của mình, Tố Hữu đã làm nên những câu thơ trữ tình cách mạng rất đỗi ngọt ngào, thiết tha.

Gặp gỡ nhau trong đề tài về nỗi nhớ gắn liền với khung cảnh miền địa đầu tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng chúng ta đều có thể nhận ra “vân chữ” riêng của mỗi nhà thơ qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên cùng với những hình ảnh kết hợp độc đáo, ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Thành công của Quang Dũng chính là xây dựng được hai hình tượng: thiên nhiên Tây Bắc thì dữ dội, trữ tình; người lính Tây Tiến thì hào hùng, hào hoa. Còn bài thơ “Việt Bắc” lại được Tố Hữu thể hiện bằng thể thơ lục bát êm dịu, ngọt ngào cũng với lối ví von rất gần với ca dao, dân ca. Vì thế, Tố Hữu đã khiến cho lời thơ cách mạng trở nên rất đỗi trữ tình giống như là lời chia tay của một đôi lứa yêu nhau tha thiết, mặn nồng. Không phải ai cũng có thể khiến thơ cách mạng khô khan lại có sức truyền tải đầy mới mẻ, tươi mát và ngọt ngào như Tố Hữu.

Sở dĩ, khi ta bước vào thế giới nghệ thuật của hai nhà thơ chúng ta đều cảm nhận được sức hấp dẫn riêng của mỗi người vì bởi mỗi nhà thơ lại có trong mình một phong cách riêng, một dạng “vân chữ” riêng không trộn lẫn. Quang Dũng là nhà thơ “xứ Đoài mây trắng’, là nhà thơ mang cốt cách của những chàng trai Hà thành với nét hào hoa, thanh nhã. Còn Tố Hữu lại là nhà thơ được coi như là “con chim đầu đàn của thơ ca kháng chiến”, thơ Tố Hữu luôn có sự kết hợp nhịp nhàng của một hồn thơ gắn bó với cách mạng và tha thiết với văn hóa thơ ca dân tộc.

Hai bài thơ được sáng tác trong hai thời điểm đặc biệt của dân tộc, nếu như “Tây Tiến” được sáng tác vào khoảng thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp thì “Việt Bắc’ lại được sáng tác khi cuộc kháng chiến đã thành công. Bên cạnh đó, bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ của một cá nhân con người thì “Việt Bắc” lại là tiếng lòng bày tỏ thay mặt cho toàn bộ cán bộ Cách mạng với nhân dân. Như vậy, bằng những ấn tượng riêng và tài năng của mình, cả hai nhà thơ đã đóng góp vào trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp những bài thơ ghi dấu cả một thời không thể nào quên của lịch sử dân tộc.

  • Kết bài:

Những câu thơ hay không chỉ có sức gợi mà còn phải được in dấu ấn riêng của người nghệ sĩ. Nói như Xuân Diệu thì “Thơ phải rất sống, thơ phải cá thể hóa, thơ không có cái sắc nhọn cá thể của sự sống thì người ta chẳng thể yêu thơ”. Và cả Tố Hữu và Quang Dũng đã thành công trong việc nối dài sức sống cho những câu thơ của mình để đến bây giờ nó vẫn còn đủ sức âm vang, lay động trong lòng tất cả những bạn đọc yêu thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
rén
06/01/2022 20:12:42
+4đ tặng

Một nhà văn Nga từng khẳng định: ”Nghệ sĩ là người biết kai thác những ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trị khái quát và biết làm những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. Có lẽ một trong những cái khác biệt để tạo ra khoảng cách nghệ sĩ và người thường chính là ở chỗ đó. Không phải ai cầm bút cũng đều là nghệ sĩ. Các nhà văn cũng vậy. Họ đều có thể viết được thơ, văn nhưng để làm được thơ( văn) đích thực, thơ( văn) có sức sống và có chỗ đứng trong lòng người đọc thì không phải ai cũng làm được. Một nhà sáng tác đích thực có phong cách sáng tạo càng độc đáo, đặc sắc thì người đó càng thành công. Chẳng vậy mà trong bài thơ “Vân chữ”, Lê Đạt từng viết:

“Mỗi công dân có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn.”

Mỗi con người sinh ra đều có một dấu vân tay riêng, mang những đường nét, hình dạng đặc thù, không giống nhau với bất kì ai cho dù đó lag anh chị em đồng sinh. Vân tay là dấu hiệu, cũng là cơ sở chuẩn xác để xác minh danh tính của một công dân, được lưu trữ để xác thực nhân thân, phân biệt với người khác. Với cách nói đầy hình ảnh gợi sự liên hệ tương đồng với “vân tay”, Lê Đạt đã dùng vân chữ để chỉ hình thức sáng tạo ngôn từ độc đáo, hiểu rộng ra là nét riêng, cá tính sáng tạo của một nhà thơ. Đồng thời cũng là để nhấn mạnh đó là yếu tố quan trọng để tạo nên một “người nghệ sĩ thứ thiệt”- một người nghệ sĩ chân chính,có tài năng và có tư chất, có phong cách nghệ thuật riêng biệt không thể trộn lẫn.

“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Lĩnh vực của “cái độc đáo”- tức là có tính chất của riêng mình, mang dấu ấn cách tân không giống những người khác- đòi hỏi ở nhà văn không chỉ có khát vọng làm người nghệ sĩ mà có tố chất cần có trước hết ở họ là phải có tài, còn gọi là năng khiếu vượt trội. Thêm nữa, nhà văn phải thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, của cuộc sống- ấy là sự sáng tạo “khơi những nguồn chưa ai khơi”. Chính cái độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật. Riêng biệt, mới mẻ và hấp dẫn trong sáng tác, không phải tác giả nào cũng đạt được điều đó, do vậy không phải ai là nhà văn đều có phong cách nghệ thuật. Giai đoạn văn học 1930-1945 là giai đoạn phục hưng của nền văn học dân tộc, một chặng đường ngắn mà hình thành khá nhiều cây bút có phong cách. Dựa vào thành tựu trong sáng tác của các nhà văn, chúng ta đều có thể nêu ra các tác giả văn xuôi hiện thực có phong cách rõ rệt là Ngô tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… hay các thi sĩ như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Tố Hữu. Vậy, dựa vào những biểu hiện nào để chúng ta có thể xác định một nhà văn( nhà thơ ) có phong cách nghệ thuật?

Có nhiều biểu hiện khác nhau của phong cách văn học. Trước hết nhà văn có biểu hiện mới mẻ, độc đáo trong cách nhìn, cách khám phá cuộc sống. Chẳng hạn, cùng là nhà văn hiện thực trước Cách mạng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,… nhưng Nam Cao quan tâm nhiều đến nỗi khổ đến mức bi kịch của người tri thức. Nam Cao cũng cắt nghĩa được nguyên nhân sâu xa nỗi khổ của họ và lên tiếng đánh động xã hội. “Người nọ, người kia không đáng để ta khinh ghét. Cái đánh nguyền rủa là cái xã hội kia. Nó đã tạo ra những con người tham lam và ích kỷ”( Sống mòn). Phát hiện và phát biểu như vậy là đáng quý, nhưng cái “hơn người” của Nam Cao là luôn băn khoăn về nhân phẩm của con người và ý thức báo động con người hãy giữ lấy nhân phẩm của mình trước những cái nhỏ mọn. đó chính là chiều sâu của cái tâm nhà văn, nó định hướng cách nhìn đời và nhìn người của tác giả.

Khác với khoa học, văn chương luôn luôn đề cao sự sáng tao, đề cao cái riêng của người cầm bút, trước hết là cái riêng trong giọng điệu của tác phẩm. Vì vậy, người ta hay nói giọng trào phúng của Vũ Trọng Phụng, giọng triết lý của Nam Cao. Ngay ở Nam Cao cũng có giọng trào phúng, nhưng có người đã chỉ ra rất cụ thể như sau: “So với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thì Nam Cao có nhiều điểm khác biệt. Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là tiếng cười hướng ngoại, tiếng cười của Nam Cao là tiếng cười hướng nội.”

Dấu ấn sáng tạo của tác giả còn bộc lộ ra qua các yếu tố thuộc phương diện nội dung. Chọn lựa đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề, xác lập tứ thơ… mỗi nhà văn sáng tạo ra “đất” riêng của mình. Cũng hiện thực tăm tối trước năm 1945, Ngô Tất Tố phát hiện ra “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân, trong khi Thạch Lam quan tâm đến những đứa trẻ phố huyện có cuộc sống “ một ngày như mọi ngày”, đến ước mơ cũng không biết ước mơ điều gì.

Biểu hiện rõ nhất của cá tính sáng tạo làm nên phong cách nghệ thuật của tác giả văn học là ở hệ thống các phương thức nghệ thuật và kỹ thuật trong tác phẩm. Ngệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu… bộc lộ sự “cao tay” của nhà văn. Tài hoa và uyên bác là phong cách của Nguyễn Tuân trong việc vận dụng ngôn ngữ, ở lĩnh vực này thì Vũ Trọng Phụng để lại ấn tượng ở ngôn ngữ nhân vật đạt mức độ cá tính hóa cao nhất.

Sáng tạo để làm nên cái riêng, cái mới lạ trong các phương diện trên, song mỗi nhà văn có phong cách phải “thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Các độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại và có tính chất bền vững nhất quán”. Không chỉ có thế, bất cứ sự sáng tạo ra cái độc đáo nào đòi hỏi phải nằm trong tầm đón nhận của độc giả, nghĩa là phải có hiệu quả thẩm mỹ, đem lại sức hấp dẫn bền lâu cho người đọc.

Trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, người ta đã thống kê được rất rõ ràng, có hai đề tài chính: Người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Trong bối cảnh xã hội đang nảy sinh mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ ở nông thôn và thành thị ngày càng bộc lộ những ung nhọt về mặt tư tưởng văn hóa. Nhưng Nam Cao không chú ý phản ánh những vấn đề, những hiện thực lớn lao của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngay hai đề tài người nông dân và người trí thức, nhà văn cũng chọn những hiện tượng tưởng như nhỏ nhặt đời thường của hai đối tượng để tạo dựng câu chuyện. Nhưng triết lý về đời sống qua các “ tiểu tiết” trong văn xuôi của Nam cao quả là không nhỏ.

Nếu như với Ngô Tất Tố- nhà văn nổi tiếng viết về xung đột giai cấp gay gắt và phản ánh bức tranh nông thôn toàn cảnh thì Nam Cao ít hướng đến phạm vi miêu tả rộng như thế. Nhà văn của làng Đại Hoàng này mạnh dạn đi vào “cái hàng ngày” nhưng mang tính phổ biến, cái bản chất. Các đề tài “thu nhỏ” dễ nhận ra ngay ở nhan đề của các truyện ngắn: “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Con mèo”, “ Một đám cưới”, “Một bữa no”, “Từ ngày mẹ chết”,… Điều nổi bật ở tài năng Nam cao là “ông đã khai thác được cái chiều sâu,cái mạnh nước ngầm ẩn chứa bên trong và nâng lên một tầm khái quát cao hơn. Ở truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: một tầng ý nghĩa gắn liền với những tình tiết, sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần thuật lại; tầng ý nghĩa thứ hai hai là những đúc kết có tính chất triết lý khái quát”. Quả vậy, tiếp xúc với truyện ngắn “Trẻ em không được ăn thịt chó” độc giả có thể cười về cái triết lý của “hắn”-người bố: Trẻ em không được ăn thịt chó. Nhưng độc giả mục kích cảnh cuối truyện, cái đói khiến mấy đứa trẻ hí hửng đợi người lớn ăn thịt chó, rồi chờ đến lượt bọn chúng, nhưng “ trong mâm chỉ còn bát không. Thằng cu con khóc òa lên…”. Chi tiết nhỏ song gợi ra bao suy nghĩ trong long người đọc. Trước miếng ăn người ta quên cả sĩ diện. Câu chuyện đâu chỉ dừng lại và trọng tâm ở câu chuyện trẻ em không được ăn thịt chó. Phải chăng, cái đói đã khiến con người tìm mọi cơ hội cứu đói, trước hết cho bản thân mình? Qua một bữa ăn, cách ăn, nhà văn đã phác họa một bức tranh của nông thôn Việt Nam: Cái đói, chính cái đói có nguy cơ làm mất đi giá trị con người. Đó là vấn đè tha hóa…

Ở đề tài trí thức tiểu tư sản, nhà văn cũng phản ánh những câu chuyện vụn vặt, hàng ngày của họ. Nhà văn Hộ mỗi lần nhậu nhẹt với bạn bè lại về nhà đánh vợ, đuổi vợ đi rồi hối hận. Một điệp khúc lặp đi lặp lại trong cuộc sống của văn sĩ Hộ. Đó đâu chỉ là câu chuyện bi kịch của riêng Hộ. Tác giả chỉ ra bi kịch của tầng lớp tri thức trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là bi kịch vỡ mộng, đời thừa, sống mòn của những con người có khả năng tự ý thức rất cao. Đó là vấn đề về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Qua thế giới hình tượng, nhà văn khéo léo chuyển tải những tuyên ngôn của mình. Điều đáng nói là nhiều thông điệp tiềm ẩn đằng sau câu chuyện, tâm trạng. Trước Nam Cao đãcó không ít nhà văn phát ngôn về văn chương, về hiện thực. Song nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng Nam Cao đã phát biểu những tuyên ngôn đầy sức thuyết phục, và ý nghĩa hiện đại, thời sự vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Đọc văn Nguyên Hồng, độc giả cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc,thấm thía của nhà văn dành cho nhân vật. Dường như ta nghe rõ tiếng kêu thống thiết, nước mắt Nguyên Hồng tuôn trào khóc cho bất hạnh của nhân vật. Trái lại, ấn tượng ban đầu của bạn đọc khi tiếp xúc với truyện của Nam Cao, là một giọng lạnh lùng, tỉnh táo, sắc lạnh. Nhưng rồi độc giả lại tinh ý nhận ra ẩn sau vẻ ngoài lạnh lùng là tình cảm yêu thương, chất trữ tình ngọt ngào của tác giả cho những đứa con tinh thần của mình.

Trước hết, giọng văn sắc lạnh, tỉnh táo xuất phát từ ngôn ngữ người kể chuyện. Có thể nhận xét không chủ quan rằng ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn này có màu sắc khách quan lạnh lùng.Theo thống kê của nhà nghiên cứu Trương Thị Nhàn trong bài viết: Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao, tác giả đã thống kê có tới 20 truyện của Nam Cao( trong số 55 truyện) các nhân vật được nhà văn gọi là “hắn”. Khi nhà văn gọi nhân vật là “hắn”, thì sắc thái tình cảm không còn là trung tính. Bởi vì, nhà văn đã tạo ra một tư cách “hắn” trong các nhân vật “hắn”. Các nhân vật ấy có gì đó biến dạng tha hóa… Một số nhân vật khác, chỉ riêng cách đặt tên đã hiện ra một khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật. Các tên rất khó nghe như Chí Phèo,Trạch Văn Đoành, Trương Rự,… Phải chăng đó là khuynh hướng hiện thực nghiệt ngã trong sáng tác của Nam Cao?

Đáng lưu ý là, câu chuyện của tác giả không chỉ kể chuyện, mà còn là kể tâm trạng, và đây lại là đặc điểm nổi trội trong sáng tác của Nam Cao. Chính sự kết hợp giữa kể chuyện và tả tâm trạng, văn Nam Cao đã hình thành phong cách có vẻ đối nghịch giữa hai đặc điểm:Tỉnh táo sắc lạnh và chan chứa trữ tình.

Đọc truyện “Chí Phèo”, giọng lạnh lùng khách quan của câu chuyện hiện ra ngay từ đầu tác phẩm. “Hắn vừa đi vừa chửi”. Cuộc đời của nhân vật này có lúc đặt chân vào phần “con” nhiều hơn phần “người”. “ Có lẽ hắn cũng không biết rằng, hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng…”. Dọc suốt câu chuyện “Chí Phèo”, dễ thấy một giọng lạnh lùng, một thái độ sắc lạnh, thiếu thiện cảm của người kể chuyện khi kể về nhân vật. Tuy nhiên, sở trường của Nam Cao là kể tâm trạng. Một người “chưa bao giờ tỉnh táo để biết rằng hắn trên đời”, nhưng chiều sâu nội tâm của nhân vật được cây bút tài hoa khám phá và kể tâm trạng thật tinh tế. Đoạn tả Chí Phèo với cảm giác lần đầu nếm hương vị của cháo hành, hương vị của tình yêu, thật chính xác mà đầy chất thơ. Rồi ý nghĩ của Chí nhớ lại những ngày “nhục hơn là thích” ở nhà bà Ba… Diễn biến tâm lý Chí Phèo trong một buổi sáng nhớ ra mình “có ở trên đời” được tác giả Nam Cao “giải phẫu” thật logic, biện chứng…

Vẫn cách gọi “hắn”, “thị”, “y” nhưng ẩn đằng sau câu chữ là lời kể, là một sự trân trọng tin yêu đối với nhân vật. Nếu không có niềm tin, không thấu hiểu bản chất người nông dân, làm sao tác giả viết được câu: “Trời ơi! Hắn them lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đọc những câu văn như vậỵ, người đọc tinh ý nhận ra ngọn lửa hoàn lương vẫn còn âm ỉ trong tâm hồn con người bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính ấy. Tác giả đã khéo léo gợi ra lòng độc giả “cả phần lí trí lẫn phần tình cảm”.

Hai đặc điểm đối nghịch, bề ngoài lạnh lùng- bên trong trữ tình trong truyện của Nam Cao còn xuất phát từ lối kể chuyện bằng chất giọng: “nghiêm nghị và hài hước, trân trọng nâng niu,và nhạo, đay, mỉa”. Bạn đọc dễ nhận ra cái giọng mỉa mai, nhạo báng pha hài hước của văn xuôi Nam Cao, song độc giả tinh ý sẽ nhận ra thái độ nghiêm túc, sự tin tưởng vào phần tốt đẹp cảu con người hay khả năng tự nhận thức rất cao của người tri thức.

Nếu Thạch Lam đi tìm cái đẹp để khám phá và phát hiện; Vũ Trọng Phụng mổ xẻ đến tận cùng cái ung nhọt đến mức cực đoan; Khái Hưng Nhất Linh nhiều lần thi vị hóa… thì Nam Cao thể hiện ngòi bút tỉnh táo, đúng mực. Xuất phát từ nhận thức hiện đại về con người, hướng tới vẻ đẹp nhân văn đích thực của con người, truyện ngắn và truyện dài của Nam Cao mạnh dạn đi vào tận cùng các cực đối lập trong nhân tính, tâm hồn con người. Tạo ra những tình huống, những hoàn cảnh thử thách nhân vật, truyện của Nam cao không ít lần làm người đọc phấp phỏng bởi hoài nghi vào niềm tin của nhà văn này vào con người.

Quả vậy, đọc những trang văn trong các tác phẩm như “Chí Phèo”, “Đời Thừa”… ta thấy các nhân vật của Nam Cao vận động trượt dốc theo hướng từ con người dần dần đi đến giáp ranh của con vật hay hành trình ngược lại. Đương nhiên trong các nhân vật lưỡng hóa ấy, Chía Phèo là nhân vật tiêu biểu nhất. Trong Chí Phèo có sự vận động ngược và xuôi chiều như vậy. Bởi Chí Phèo đã sống trong môi trường “ là một thế giới chứa đựng hai khả năng dành cho con người”. Xã hội thực dân nửa phong kiến mà cụ thể là Bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến một anh canh điền hiền lành thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. NamCao đã dung vài nét để phác họa hình hài bản chất “ con” trong con người Chí Phèo: “Hắn biết đâu hắn đã phá biết bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc…”. Như vậy, ở Chí Phèo có quá trình lưỡng hóa giữa lương thiện và lưu manh, giữa người và vật.

Cần khẳng định rằng, truyện của Nam Cao miêu tả nhân vật giữa tính người và tính vật trở thành biệt tài, thành phong cách của nhà văn này. Không ít nhân vật của Nam Cao bị tha hóa, nhưng quan trọng là cuối cùng nhiều nhân vật của Nam Cao đã thắng thế, chiến thắng cái phàm tục nhỏ nhen, vị kỉ. Câu nói sau đây là phát biểu của Lão Hạc hay chính là quan niệm của Nam Cao: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Toàn là những cái vớ vẩn để cho người ta tàn nhẫn…”. Cho nên, dù nhà văn phơi ra trên từng trang viết của mình sự chao đảo giữa tính người và tính vật, nhưng điều quan trọng là Nam Cao đã thể hiện niềm tin lớn lao vào con người và sáng tạo được những tác phẩm mang dấu ấn rõ nét của chủ nghĩa nhân văn hiện đại.

Nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, sách “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Phan Cư Đệ” có nhận định thật xác đáng: “Ở truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: một tầng ý nghĩa gắn với tình tiết sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần thuật lại; và tầng thứ hai là những đúc kết có tính chất khái quát, triết lý”. Thật vậy, gần như truyện nào ta cũng thấy hiện ra những câu triết lý của nhân vật hoặc của người kể chuyện. Nhiều câu triết lý hiện ra qua lời than, các câu cảm thán, như “Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì giản dị biết bao. Thức ăn không bao giờ tự chảy vào mồm…”. Hay các quan niệm xuất hiện dưới dạng câu hỏi: “Chao ôi, trên đời này có cái gì bền vững mãi đâu?”. Khi nhận thấy những mâu thuẫn trong cuộc sống, nhà văn Nam Cao lên tiếng bằng tiếng nói phẫn uất: “Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành?”.

Có thể nói, cảm hứng triết lý trở thành cảm hứng nghệ thuật của tác giả làng Đại Hoàng. Từ đó Nam Cao có một giọng đặc trưng: giọng triết lý với đa sắc điệu. Khi thì đắng cay chua chát, lúc lại hài hước dí dỏm. Kết quả của lối triết lý trong sáng tác của Nam Cao là do sự quan sát tinh tế, cùng với ý thức chiêm nghiệm về cuộc đời và nỗi đau đáu thương đời.

Về phong cách nghệ thuật, tất cả gần như đã được gói gọn trong ba câu thơ của Lê Đạt thật chuẩn xác. Có ai đó đã từng nói rằng: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Chính “vân chữ”, cái riêng, cái mới lạ, độc đáo của Nam Cao làm cho văn chương có sức trường tồn qua năm tháng. Có sản phẩm nào của khoa học lại luôn luôn mới như văn học?

Thanh Mai
Chứng minh qua cảnh ngày hè mà bn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×