Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:
– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;
– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;
– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.
Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.
Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:
– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại
– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;
– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.
câu 2
ào ngày 17 tháng 1, Rohith Vemula, một nghiên cứu sinh của Đại học Hyderabad bang Telangana Ấn Độ, đã treo cổ tự tử. Dù là trong một đất nước với 1,2 tỉ dân, nhưng một cái chết cũng đủ tạo sức ảnh hưởng lớn.
Vemula là người Dalit – tầng lớp từng bị coi là “không đáng đụng tới”, nằm dưới đáy trong chế độ đẳng cấp của Ấn Độ giáo. Anh cũng là Hội trưởng Hội Sinh viên Ambedkar trường Đại học Hyderabad, với mục đích nâng cao quyền của người Dalit. Bằng cái chết của mình, Vemula đã có được những thứ mà chính anh hẳn chưa hề nghĩ đến: Anh trở thành một anh hùng dân tộc, bi kịch của anh biểu trưng cho sự tồn tại dai dẳng của chế độ đẳng cấp trong câu chuyện phát triển của Ấn Độ.
Không giống như chủng tộc, đẳng cấp không hiển thị rõ ràng: khuôn mặt của một người không cho biết đẳng cấp của họ. Nhưng nó lại có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với xã hội Ấn Độ, hạn chế mọi cơ hội sẵn có trong suốt cuộc đời. Là người Dalit đồng nghĩa với việc phải chịu một sự phân biệt đối xử vô hình sẽ đeo bám người ta cả trong những tương tác thường ngày. Sự ra đi của Vemula đã nhắc nhở người dân Ấn Độ một lần nữa rằng hơn 300 triệu người thuộc tầng lớp thấp nhất, cùng với các “bộ tộc” hay thổ dân, vẫn đang phải đối mặt với nạn phân biệt, thành kiến, sự hà khắc và thậm chí là bạo lực trên mỗi nấc thang trên bậc thang xã hội.
Chắc chắn là chính phủ Ấn Độ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện tình hình. Chín ngày sau cái chết của Vemula, Ấn Độ đã tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm ngày lập quốc, cố gắng chống lại sự phân tầng xã hội khắc nghiệt của đất nước bằng một chương trình bù đắp (cho người bị phân biệt đối xử) đầu tiên và toàn diện nhất trên thế giới. Những tầng lớp và bộ tộc này được đảm bảo không chỉ sự bình đẳng cơ hội, mà còn cả những kết quả tích cực, nhờ có những hạn ngạch được tuyển vào các cơ sở giáo dục, việc làm chính phủ, thậm chí cả hạn ngạch đại biểu trong quốc hội và nghị viện bang.
Những hạn ngạch hay “ưu đãi” này được đưa ra dựa trên nhân thân đẳng cấp (gần như bất biến). Đây là một bước nhỏ tiến tới bù đắp cho hàng triệu mảnh đời bất hạnh, những người đã phải hàng ngày gánh chịu sự bất công và bẽ bàng của những người “không đáng đụng tới”.
Trong suốt 66 năm qua, các chính trị gia đã luôn duy trì cam kết thực hiện một chương trình bù đắp. Mặc dù dự kiến sẽ kết thúc sau mười năm theo dự định ban đầu, các ưu đãi này đã được mở rộng thành 70 biện pháp, và chắc chắn sẽ được mở rộng hơn nữa khi được gia hạn thêm vào năm 2020. Những hạn ngạch này vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi của chính trị Ấn Độ; động đến vấn đề này có thể mang lại rủi ro (cho các chính trị gia).
Nhưng những người Dalit chỉ cảm thấy khá hơn một chút so với tổ tiên bất hạnh của họ. Thực tế, họ vẫn phải đi sau những tầng lớp cao hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, từ bậc học giáo dục đến thu nhập gia đình.
Vemula được nhận vào trường đại học nhờ năng lực, không phải qua hệ thống ưu đãi. Nhưng anh vẫn phải đối mặt với những thành kiến về người Dalit. Anh đã để lại một bức tâm thư nói về sự phân biệt đối xử mà mình phải chịu đựng khi học trong một ngôi trường với bộ máy quản lý vô cảm và quan liêu. Sự sỉ nhục lớn nhất là khi khoản học bổng mà anh dùng để nuôi sống bản thân và người mẹ của mình bị cắt như là một hình phạt cho những hoạt động chính trị của mình. Thực tế, anh đã khiến bức thư của mình xúc động hơn khi yêu cầu phần tiền mà nhà trường đã nợ phải được trả về cho gia đình anh để trang trải các khoản nợ mà anh đã mắc phải trong thời gian bị cắt học bổng. Rõ ràng là việc ưu đãi các công việc nhà nước và các cơ hội học tập đại học không thể chấm dứt nạn phân biệt đẳng cấp.
Cái chết của Vemula đã làm dấy lên làn sóng biểu tình của công chúng, với những chính trị gia hàng đầu tập trung tới Hyderabad để góp tiếng nói của mình vào công cuộc phản kháng ngày càng mạnh mẽ đối với không chỉ trường đại học này, mà còn đối với chính phủ, đặc biệt là Thủ Tướng Narendra Modi, người đã giữ im lặng trong suốt gần một tuần sau khi xảy ra sự việc. Cuối cùng, Modi cũng đã phát biểu đầy xúc động tại một trường đại học với đa số sinh viên là người Dalit – trường Babasaheb Bhimrao Ambedkar (được đặt tên theo một vị lãnh đạo tiêu biểu của tầng lớp Dalit, người đã làm chủ tịch Ủy ban Dự thảo Hiến Pháp) – ở Lucknow, kêu gọi vấn đề này không nên bị chính trị hóa: “Chính trị là một phần nguyên nhân, nhưng một người mẹ đã mất đi đứa con trai của mình.”
Tuy nhiên, chính trị là một bộ phận cấu thành của những vấn đề mà bi kịch này đã làm nổi bật. Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Jawaharlal Nehru, đã hy vọng rằng ý thức về đẳng cấp sẽ giảm bớt sau độc lập. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Vì đẳng cấp là một cách tự xác định bản sắc đầy quyền lực, nó tỏ ra là một công cụ hữu ích cho việc vận động chính trị tại các cuộc bầu cử dân chủ của Ấn Độ: Khi người Ấn Độ tham gia bầu cử, họ thường hay bầu cho tầng lớp của mình. Xoa dịu các tầng lớp khác nhau là kế sách để lấy phiếu bầu của các chính trị gia Ấn Độ.
Nếu Ấn Độ muốn quyết tâm xóa bỏ nạn phân biệt đẳng cấp và những tủi hổ mà người dân thuộc các tầng lớp thấp hơn phải chịu đựng, quốc gia này phải vượt qua nền chính trị bản sắc và tập trung vào những mục tiêu phát triển rộng hơn cũng như các thách thức kinh tế – xã hội. Đây không phải là một mục tiêu dễ dàng – nhất là khi người dân Ấn Độ đang phải cạnh tranh giành những cơ hội khan hiếm trong một đất nước quá đông đúc. Một khi thành kiến còn tồn tại, những chính trị gia trong nền dân chủ đầy tính cạnh tranh của Ấn Độ sẽ còn lợi dụng nó.
Ngày 30 tháng 1 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 68 kể từ vụ sát hại Mahatma Gandhi, người đã đấu tranh không chỉ vì nền độc lập, mà còn vì một đất nước Ấn Độ công bằng, bình đẳng và đạo đức hơn. Ấn Độ cần xem câu chuyện của Vemula như một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải quay trở lại với lý tưởng của Gandhi, để những sinh viên giỏi người Dalit không còn bị đẩy đến sự tuyệt vọng hay những điều thậm chí còn tồi tệ hơn. Đó có thể chỉ là một hy vọng mong manh, nhưng đây chính là nền tảng căn bản cho đất nước Ấn Độ.
Shashi Tharoor là cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và cựu Quốc phụ khanh về Phát triển Nguồn nhân lực và Quốc vụ khanh về Ngoại giao của Ấn Độ. Hiện tại ông đang là thành viên quốc hội Ấn Độ đại diện cho Đảng Quốc đại, và là chủ tịch Uỷ ban thường vụ quốc hội về vấn đề đối ngoại. Cuốn sách mới nhất của ông là “Pax Indica: India and the World of the 21st Century”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |