Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về số phận người phụ nữ và trẻ em dưới xã hộ phong kiến qua đoạn trích

câu 2 Cảm nhận về số phận người phụ nữ và trẻ em dưới xã hộ phong kiến qua đoạn trích
3 trả lời
Hỏi chi tiết
497
0
0
minh chii
07/01/2022 19:33:23
+5đ tặng

Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương và Truyện Kiều của Nguyễn Du với Thúy Kiều - đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an: chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bản thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” - như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Và đến Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” - tiếng kêu thương thống thiết, ai oán, não nùng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Số phận của nàng còn lênh đênh hơn Vũ Nương rất nhiều. Lần này, dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra mười lăm năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp. Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều. Để có tiền cứu cha và em trai của mình, nàng đã quyết định bán thân cho Mã Giám Sinh - một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, ngã giá... Và từ tay Mã Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà, mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp, tài năng, và đã sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo, dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở Khanh lừa nàng, buộc nàng trở thành một cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục. Đau đớn thay! Từ một cô gái trong trắng, đức hạnh, nàng đã trở thành một món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi. Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh, bèo dạt, mây trôi và lưu lạc mười lăm năm trời, đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. Ở đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ - “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu: một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thỏa hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điều kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
ngominhchi
07/01/2022 19:34:46
+4đ tặng

Phụ nữ là đối tượng để yêu thương, trân trọng. Tuy nhiên, trong xã hội xưa, họ lại phải chịu nhiều đắng cay, bất hạnh. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ cùng với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã thể hiện được điều đó qua hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều.

Đầu tiên là Vũ Nương, nàng không chỉ xinh đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp bên trong tâm hồn. Đó là một người vợ hết mực hiểu chuyện, lễ nghĩa. Nhưng cuộc hôn nhân của Vũ Nương lại bất hạnh. Nguyên nhân đầu tiên là do đó là cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối. Trương Sinh là con nhà hào phú, vì cảm mến Vũ Nương mà xin mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới. Sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Và cũng là cái thế để Trương Sinh có những hành động vũ phu, tệ bạc. Trong suốt những năm chồng nàng đi lính, Vũ Nương vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Vậy mà chỉ vì lời nói của một đứa con thơ, Trương Sinh nghi oan vợ mình thất tiết. Tính cách đa nghi, độc đoán khiến Trương Sinh không cho vợ mình thanh minh. Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh cũng không bị xã hội lên án. Khi biết Vũ Nương bị oan, Trương cũng chỉ hối hận chứ không có bất kỳ hành động cụ thể nào để giải oan cho vợ mình.

Vũ Nương không được lựa chọn tình yêu, hôn nhân. Nàng phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ theo quan niệm: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của tư tưởng Nho giáo. Cuộc hôn nhân của nàng và Trương Sinh cũng gặp nhiều bất hạnh. Chiến tranh đã chia cắt hai vợ chồng để rồi chính chiến tranh cũng góp phần cho sự hiểu lầm của Trương Sinh. Sự ghen tuông, đa nghi của chồng cũng khiến nàng phải tìm đến cái chết mới có thể rửa sạch nỗi oan khuất. Tất cả những nguyên nhân ấy đã khiến cho cuộc đời của nàng trở nên bất hạnh hơn hết. Trong một xã hội đầy bất công vốn “trọng nam khinh nữ”, nàng Vũ Nương chỉ còn biết cam chịu và nhẫn nhục, nàng chẳng thể phản kháng lại cái xã hội bất công ấy. Để rồi cuối cùng phải lựa chọn cái chết chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. Thông qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã tố cáo xã hội Nam quyền khắt khe, vô nhân đạo đã gây ra bao bất công cho người phụ nữ.

Đến với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh một người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Không chỉ xinh đẹp mà còn tài năng là thế nhưng Kiều vẫn không tránh khỏi kiếp “hồng nhan bạc mệnh”. Nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, cứu em trai thoát khỏi cảnh tù tội. Kiều trở thành món hàng cho người ta giao bán, mặc cả. Nàng đã mất đi danh dự của một con người. Không chỉ vậy, Kiều còn bị lừa bán vào lầu xanh, bị giam lỏng và bắt buộc phải tiếp khách. Cuộc đời nàng từ đó mà trở nên ô nhục. Trước lầu Ngưng Bích - nơi Kiều bị Tú Bà giam lỏng, nàng bộc lộ nỗi đau đớn xót xa cho thân phận của mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nhớ người thân, nhờ người yêu nhưng Kiều chẳng thể quay về được nữa. Nàng chỉ có thể nhẫn nhịn chịu đựng những chiêu trò hiểm ác của Tú Bà. Mười lăm năm lưu lạc là mười lăm năm nàng phải đối mặt với những nỗi đau đớn, xót xa và tủi hờn. Thân xác nàng héo tàn bởi cảnh ngộ “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cuối cùng khi được đoàn tụ với Kim Trọng thì cả hai cũng chỉ có thể giữ trọn mối tình tri kỷ.

Hai nhân vật này là đều là những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng và đức hạnh. Cả hai đều là nạn nhân của xã hội phong kiến với đầy rẫy những bất công. Cái xã hội khiến người phụ nữ luôn bị coi rẻ, khinh thường và vùi dập không thương tiếc. Vũ Nương và Thúy Kiều đều là những người phụ nữ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Ngòi bút của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều đứng trên tư tưởng nhân đạo để bênh vực cho họ, lên tiếng tố cáo xã hội đã chà đạp cuộc đời của họ.

Qua phân tích trên, có thể thấy được Vũ Nương và Thúy Kiều chính là những nạn nhân của xã hội xưa. Họ được các tác giả xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

2
0
Khánh
07/01/2022 19:34:46
+3đ tặng
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! Với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. Nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhơ nhục mà chồng nàng áp đặt. Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Em rất vui khi được sống trong thời đại mà vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo