LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài Kiểm tra học kì 2 - Kiểm tra học kì II

1 trả lời
Hỏi chi tiết
309
0
0
Trần Đan Phương
07/04/2018 14:41:03

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 Chương 2 (Phần 2 - Đề 7)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 : (0,5 điểm). Nối niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây:

A B

1.Năm 1075

2.Năm 1077

A. 30 quân Tống tràn vào xâm lược nước ta

B. Quân ta đánh sang châu Khâm, châu Liêm, rồi tập trung bao vây thành Ung Châu

C. Trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân xâm lược Tống

D. Bài thơ thần của lý Thường Kiệt

E. Quân ta đánh tan hoàn toàn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống

Câu 2 : (0,5 điểm). Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

A. Thời Đinh- Tiền Lê

B. Thời nhà Lý, nhà Trần

C. Thời Nhà Trần

D. Thời Nhà Hồ

Câu 3 : (0,5 điểm). Nước Đại Việt phải đương đầu với một số cuộc thử lửa chống quân mông - Nguyên diễn ra bao nhiêu năm?

A. 15 năm

B. 20 năm

C. 25 năm

D. 30 năm

Câu 4 : (0,5 điểm). Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông –Nguyên giành thắng lợi vẻ vang?

A. Trần Thủ ĐỘ

B. Trần Khánh Dư

C. Trần Hưng Đạo

D. Trần Quang Khải

Câu 5: (0,5 điểm). Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông –Nguyên?

A. Lần thứ nhất

B. Lần thứ hai

C. Lần thứ ba

D. Lần thứ nhất và Lần thứ hai

Câu 6 : (0,5 điểm). Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

A. Các vương hầu, quý tộc

B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân

C. Các bậc phụ lão có uy tín

D. Tất cả các thành phần trên

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (7 điểm). Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên dưới thời nhà Trần diễn ra như thế nào? Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến đó?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án

Nối 1 với B, E.

Nối 2 với A,C,D

C D C B C

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:

      - Thế kỷ XIII, bước trên đường ổn định và phát triển của đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân mông – nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (1258, 1285, 1288). Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua nhà Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc.

      - Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – nguyên giày xéo, bộ tổng chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế”thanh dã”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâml ược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ Quốc. Cheién thắng Bạch Đằng, vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuật, quật cường của dân tộc.

* Ý nghĩa lịch sử:

      - Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ về chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hung mạnh và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ.

      - Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

      - Thắng lợi này đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn luôn phải chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều đến xâm lược.

      - Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

* Nguyên nhân thắng lợi:

      - Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước.

      - Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến: quan tâm chăm sóc sức dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên dự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.

      - Trong lúc cuộc kháng chiến, các quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.

      - Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

      - Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của các vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư