Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Viết một bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
-Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
-Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với thằng con út
(không chép trên mạng nha)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
700
0
0
rén
22/01/2022 17:59:06
+5đ tặng

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, là tấm gương phản chiếu đời sống, văn hóa. Cho nên, tiếp cận tác phẩm từ văn hoá cũng là một hướng tiếp cận khả dĩ. Ví như đọc truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, nếu không hiểu “làng” trong tâm thức văn minh lúa nước có chiều dài tới cả nghìn năm thì cũng khó mà cảm nhận hết vẻ đẹp của những người nông dân “nguyên thuỷ”. Nguyên thuỷ trong nếp sống, nếp nghĩ, trong tình cảm, trong ứng xử, trong niềm vui và nỗi buồn…

Làng ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung được hình thành một cách tự nhiên theo quan niệm dân gian “đất lành chim đậu” để an cư lạc nghiệp”. Làng có luỹ tre bao bọc, đó là “cương giới” giữa làng này với làng khác. Làng có đình, chùa, bến sông ( hoặc ao làng), cây đa… Mỗi sự vật là một biểu tượng có ý nghĩa nhất định, nó khiến cho cư dân làng có quyền tự hào về nó.

Hiểu theo nghĩa đúng đắn thì “làng” là một tế bào mà mỗi thành viên trong đó đều có quan hệ gắn bó bền vững, đó là quan hệ hàng dọc trong mỗi gia tộc ( đời ông – đời cha – đời con – đời cháu…) và quan hệ hàng ngang giữa các gia tộc với nhau ( họ Đỗ – họ Nguyễn – họ Trần,…ta quen gọi là quan hệ cộng đồng ). Có thể nói, “làng” là đơn vị tổ chức hành chính đầu tiên của người Việt, sau đó “làng” được mở rộng thành “nước” ( gồm nhiều làng liên kết với nhau để chống ngoại xâm hoặc thiên tai…). Mối quan hệ mật thiết giữa “làng” với “nước” có thể gói gọn trong một câu: “Sống ở làng, sang ở nước!”.

Diễn giải dài dòng như trên để nói rằng: từ hàng nghìn năm qua, người nông dân Việt Nam luôn có niềm tự hào hồn nhiên và chân thành về ngôi làng của mình ( có đình to, chùa đẹp, cây đa xum xuê, bến sông nhộn nhịp, có nhiều người đỗ đạt cao, có nhiều anh hùng, tướng tá, danh nhân). Theo quan niệm xưa, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, tất cả mọi người đều phải tham gia, làng nào cũng phải chiến đấu, nếu như làng nào đánh giỏi, mưu hay thắng trận thì sẽ được vinh danh và ngược lại.Những hiểu biết trên sẽ góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Trong tác phẩm “làng”, Kim Lân đã dựng lên một tình huống mà ở đó, ai cũng có thể thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình. Và nhân vật ông Hai chính là trung tâm của câu chuyện. Qua nhân vật này, chúng ta hiểu thêm về con người của làng quê Việt lúc bấy giờ thông qua tình huống như: Khi tản cư đến vùng đất mới để tránh giặc nhưng trong tâm thức của ông vẫn luôn da diết một nỗi nhớ nhà và rồi ông “sung sướng đến phát điên” kèm theo đó là sự tự hào khi được tin sẽ chuyển về làng sau khi giặc đã lùi xa. Chính tình huống này đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến luôn bao trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai, đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nước của ông.

Trong lúc tâm trạng đang phấn chấn vì những tin tức kháng chiến vừa nghe được trong phòng thông tin thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Từ đây bắt đầu những diễn biến tâm trạng căng thẳng với nhiều nỗi day dứt ở nhân vật được ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tường của tác giả thể hiện rất sinh động.

Ban đầu là những cảm xúc đột ngột hiện ra bằng các trạng thái cơ thể: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng chừng không thở được. Rồi tiếp đó là nỗi xấu hổ, đau xót khiến ông cúi gằm mặt mà đi. Nỗi đau đớn, tủi hổ về việc làng mình theo giặc khiến ông Hai cảm thấy như mình cũng là kẻ có tội, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không dám ló mặt ra đến ngoài. Sau cùng thì tâm trạng của ông Hai được biểu hiện dưới hình thức trò chuyện với đứa con út, mà thực chất là lời tự minh oan và khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình đối với kháng chiến để làm vợi bớt phần nào nỗi khổ tâm nặng nề từng dằn vặt ông.

Và khi được nghe cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được minh oan thì ông lại càng thấy yêu làng, yêu nước của mình hơn. Ông vui chạy đi khắp xóm để khoe với người này, người kia. Và ông còn hào hứng phô cả cái việc nhà mình bị Tây đốt nhẵn. Rồi ông vội vã, lật đật đến các nhà trong xóm để kể, để khoe về những điều đó.

Tác giả đã rất am hiểu tâm lí của người nông dân, đặc biệt là tình cảm với làng quê, và tâm lí cộng đồng của họ. Tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện từ ngoại hình, cử chỉ đến ngôn ngữ, hành động. Không chỉ diễn tả chính xác, tinh tế các trạng thái tâm lí mà tác giả còn miêu tả thành công quá trình vận động, chuyển biến trong tâm trạng của nhân vật.

Nét riêng của truyện ngắn này trong việc khai thác đề tài về tình yêu quê hương là đã nêu được mối quan hệ giữa tình cảm làng quê và tình yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh. Bằng cách tạo ra một tình huống có sự xung đột giữa hai tình cảm ấy, truyện đã cho thấy lòng yêu nước là tình cảm lớn bao trùm trong con người kháng chiến, nó chi phối các tình cảm khác. Tình yêu làng quê, dù có sâu nặng đến đâu cũng phải nằm trong tình yêu nước, không thể đi ngược lại với lòng yêu nước, với quyền lợi của cả dân tộc.

Ngoài nhân vật ông Hai cũng phải kể đến những nhân vật phụ chỉ thoáng qua trong tác phẩm nhưng vẫn kịp lưu lại cái tâm thức “làng nước” thật sâu sắc và cảm động, ví như nhân vật bà chủ nhà nơi gia đình ông Hai tản cư hoặc một nhân vật vô danh là “người đàn bà cho con bú”. Bà chủ nhà có hai câu nói ngắn gọn, một là khi có tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc và một là sau khi tin đồn ấy được cải chính. Trước, bà nói: “Trên này họ đồn giăng giăng ra rằng thì là làng dưới nhà ta đi Việt gian theo Tây đấy, ông bà đã biết chưa nhỉ?…Nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng Chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa”.

Sau, bà nói: “A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy…Thôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên ai bảo sao. Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”.

Còn “người đàn bà cho con bú” thì thật ngoa ngoắt, quyết liệt: “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đời khổ ăn cắp ăn trộm được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một phát!”.


“Làng nước” không chỉ là không gian sinh tồn của mọi con dân nước Việt, mà còn là nơi thờ cúng tổ tiên và các bậc tiên liệt – tức là cõi tâm linh thiêng liêng bất khả xâm phạm; do đó nỗi đau đớn nhất là nỗi đau bị giặc ngoại xâm giày xéo mồ mả tổ tiên và nỗi nhục lớn nhất là nỗi nhục cam tâm làng tay sai cho giặc. Và tình cảm yêu làng yêu nước là một tình cảm tự nhiên, nhưng trong truyện ngắn “Làng” thì tình cảm đó dường như đã trở thành một chuẩn mực đạo đức để đối nhân xử thế , có thể coi đây là sự trưởng thành về ý thức của những người nông dân như ông Hai, bà chủ nhà, “người đàn bà cho con bú”… Họ có thể ít chữ nghĩa nhưng lại có một sự mách bảo cực kì nhạy bén của tình cảm và lương tâm.

Từ khía cạnh này mà xét thì truyện ngắn “Làng” của Kim Lân không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần, mà còn có dáng dấp của một tuyên ngôn chính luận, rằng: Có thể chấp nhận mất tất cả, hi sinh tất cả ( nhà ông Hai bị “đốt nhẵn”), nhưng không thể để mất nước, mất tự do!Nét riêng của truyện ngắn này trong việc khai thác đề tài về tình yêu quê hương là đã nêu được mối quan hệ giữa tình cảm làng quê và tình yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh.

Bằng cách tạo ra một tình huống có sự xung đột giữa hai tình cảm ấy, truyện đã cho thấy lòng yêu nước là tình cảm lớn bao trùm trong con người kháng chiến, nó chi phối các tình cảm khác. Tình yêu làng quê, dù có sâu nặng đến đâu cũng phải nằm trong tình yêu nước, không thể đi ngược lại với lòng yêu nước, với quyền lợi của cả dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
0
Khải
22/01/2022 18:29:05
+4đ tặng
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
0
0
Nguyễn Ngọc Mai
23/01/2022 12:46:20
+3đ tặng

Kim Lân là một nhà văn chuyên có biệt tài viết truyện ngắn. Ông viết không nhiều nhưng lại viết hay về người nông dân, đặc biệt là những số phận nhỏ bé. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt… và trong đó có Làng. Nổi bật lên ở truyện ngắn này là vẻ đẹp của ông Hai.

"Làng" được sáng tác năm 1948, vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gay go ác liệt. Nhân vật chính là ông Hai phải rời làng chợ Dầu để đi tản cư. Bỗng một ngày ông nghe tin làng của mình theo giặc. Đặt ông Hai vào trong một tình huống éo le để làm bật lên nét đẹp trong nhân cách của người nông dân.

Trước tiên, ông Hai là một người rất yêu làng, yêu nước.

Ở nơi tản cư, ông hay khoe về làng bằng tất cả tình yêu và sự tự hào. Ông tự hào về những cái điều nhỏ nhất rằng làng ông có đường lát bằng đá xanh, trời mưa đi bùn không dính gót, tự hào cả về cái dinh thự của viên tổng đốc… Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đặc biệt sau khi nghe lời khẳng định "Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên…", ông Hai như không tin vào tai mình. Một loạt diễn biến tâm lý phức tạp đã được Kim Lân miêu tả tài tình. Ông trả tiền nước, đứng dậy, "cười nhạt", "chèm chẹp miệng" rồi nói "Hà, nắng gớm, về nào". Câu nói ấy sao mà cay đắng, xót xa như một sự trốn chạy hiện tại, không muốn ai phát hiện ra mình là người làng chợ Dầu. Nếu trên đường đi tới phòng thông tin ông hiên ngang bao nhiêu thì giờ ông lại "cúi gằm mặt mà đi". Khi về đến nhà nhìn thấy lũ con "nước mắt ông giàn ra". Giọt nước mắt đầy đau khổ. Ông nghĩ đến thân phận của mình, của gia đình mình cũng là người làng Việt gian. Từ đau khổ ông chuyển thành tức giận mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước". Nhưng chính ông cũng không chắc chắn với lời nói của mình. Trong đầu ông xuất hiện hàng loạt các câu hỏi. Ông nửa tin nửa không muốn tin. Ông vừa khẳng định vừa phủ định. Ông Ha đang ở trạng thái giằng xé, nghĩ ngờ mãnh liệt. Điều này cũng xuất phát từ tình cảm sâu nặng của ông với làng chợ Dầu. Đến khi làng của ông được trả lại sự trong sạch, thì ông còn vui mừng thông báo "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt sạch!". Chi tiết có vẻ nghịch lý nhưng lại là lời khẳng định làng chợ Dầu của ông không theo Tây, không phải Việt gian mà còn có tinh thần chiến đấu. Trong ngọn lửa đốt nhà ông Hai là một ngôi làng đang hồi sinh, là tình yêu làng của ông Hai vẫn vẹn nguyên và to lớn.

Ông còn là một người nông dân yêu nước. Hàng ngày, ông vẫn thường ra phòng thông tin để nghe ngóng tình hình tin tức kháng chiến và cả thời sự trên thế giới. Khi nghe tin một em nhỏ "xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm", một anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc và biết bao tin tức của cuộc chiến, "ruột gan ông cứ múa cả lên". Khi biết làng chợ Dầu theo giặc, ông phải lựa chọn giữa tình yêu làng và lòng yêu nước. Cuối cùng ông khẳng định chắc nịch "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Vậy là ông Hai đã chọn theo kháng chiến và tin vào cụ Hồ. Đây cũng thể hiện tư tưởng tiến bộ của người nông dân, nhận thức được tình yêu nước lớn lao hơn và bao trùm lên tình yêu làng xóm. Suy cho cùng quyết định như vậy cũng là để bảo vệ cả hai thứ tình cảm thiêng liêng này.

Vẻ đẹp của ông Hai là vẻ đẹp của một người nông dân hiền lành chất phác có sự hòa quyện giữa tình yêu làng và lòng yêu nước. Ông Hai đã gợi lên trong lòng bạn đọc bao niềm yêu mến trân trọng và in đậm dấu ấn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư