Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thứ nhất là trong tương lai không xa sẽ có một số lượng lớn đàn ông không thể tìm được người bạn đời, không thể kết hôn được.
Thứ hai là xã hội sẽ có nhiều bạo lực vì dư thừa quá nhiều đàn ông ở một độ tuổi sung sức về mặt tình dục mà lại không tìm được bạn đời.! Bạo lực tình dục sẽ xảy ra: buôn bán, bắt cóc phụ nữ, hiếp dâm, quấy rối tình dục đối với phụ nữ…
Thứ ba, nhiều người cứ nghĩ rằng khi trong xã hội hiếm con gái như thế thì con gái chắc phải có giá trị lắm! Thế nhưng sự thực không phải vậy. Lúc ấy người phụ nữ lại giống như một món hàng, một mục tiêu để người ta “săn đuổi”. Những bé gái 13- 14 tuổi đã có người ngắm nghía, “chấm” là “đối tượng” của con trai họ, hay con trai nhà hàng xóm của họ... Trong một bối cảnh như thế phụ nữ sẽ khó mà có cơ hội để học hành, thăng tiến, bởi họ bị “tấn công” và “săn đuổi” từ rất nhiều phía. Bên cạnh đó là nguy cơ bị rình rập, bắt cóc, mua bán... Điều này đã xảy ra trong thực tế. Báo chí đã đưa tin nhiều phụ nữ Việt Nam bị lừa bán, bắt cóc đưa qua biên giới.
Hệ lụy thứ tư liên quan đến những vấn đề phúc lợi xã hội. Sẽ dư thừa hàng triệu người đàn ông không có gia đình, việc chăm sóc hỗ trợ họ sẽ như thế nào đây, đặc biệt khi họ bước vào tuổi già? Và nó sẽ tạo ra một sự bất ổn trong xã hội.
Nhiều người sẽ nghĩ đó là lý thuyết, còn thực tế thì sao?. Cứ nhìn sang Trung Quốc thì thấy. Mặc dù Việt Nam còn chưa trải qua những hệ lụy như vậy nhưng đang bị ảnh hưởng bởi nước láng giềng mà hiện nay họ đang ở trong tình trạng quá thừa nam thiếu nữ. Bao nhiêu cô gái Việt Nam bị buôn bán sang bên đó, bị lừa dối, ép buộc phải kết hôn, bị cưỡng ép bạo lực tình dục... Những chuyện đó đã xảy ra với Việt Nam hơn chục năm nay rồi. Chúng ta đang phải chịu hệ luỵ trực tiếp từ Trung Quốc, nơi câu chuyện mất cân bằng giới tính khi sinh, thừa nam thiếu nữ xảy ra từ những năm 1980.
Ở Việt Nam chúng ta chưa phải chứng kiến những hệ lụy từ việc mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng mất cân bằng giới tính ở một số khu vực đã xảy ra. Chẳng hạn như ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc một số địa phương, phụ nữ đi lấy chồng nước ngoài nhiều, đàn ông rất khó khăn trong việc kiếm vợ. Những người đàn ông nghèo không thể lấy được vợ ở địa phương. Ví dụ như ở một số địa phương miền Bắc, phụ nữ đi lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan rất nhiều. Ở những vùng đó, từ khoảng 2005-2010 đã xảy ra tình trạng đàn ông hoàn cảnh gia đình không khấm khá thì rất khó lấy vợ. Họ thậm chí phải đi tìm vợ nhờ dịch vụ môi giới, mất tiền để được người ta giới thiệu chứ không thể tìm hiểu yêu đương những đối tượng ở địa phương mình như thông thường.
Tôi muốn nói rằng sự mất cân bằng giới tính sẽ dẫn đến những câu chuyện như vậy. Việc thừa nam thiếu nữ này bắt nguồn từ thực trạng- nói theo ngôn ngữ của Liên hợp quốc- gọi là “thực hành có hại trên cơ sở giới”. Đó là lựa chọn giới tính trước sinh, chấm dứt mang thai nếu là thai gái, và chỉ tiếp tục mang thai để sinh đẻ nếu là con trai.
Ở Việt Nam, dự báo khoảng năm 2040 trở đi sẽ thiếu từ 2,5 triệu cho đến 4 triệu phụ nữ. Căn cứ trên số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019, người ta dự đoán mỗi năm chúng ta thiếu hụt 46.000 bé gái lẽ ra được sinh ra nhưng lại không được sinh ra do thực- hành- giới- có- hại. Như vậy trong 10 năm sẽ là bao nhiêu ngàn bé gái?. Và tương đương sẽ có chừng ấy người đàn ông gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời.
Miền Nam- miền Bắc: Vì sao khác biệt?
PV: Theo kết quả điều tra năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của các vùng trên cả nước cũng có sự chênh lệch đáng kể: Đồng bằng sông Hồng là 115,5 bé trai/100 bé gái; trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long là 106,9 bé trai/100 bé gái. Con số này nói lên điều gì, thưa bà? Vì sao mất cân bằng giới tính khi sinh ở miền Bắc lại nghiêm trọng hơn ở miền Nam?
TS Khuất Thu Hồng: Về địa lý, nước ta giáp với Trung Quốc, nên chịu sự xâm nhập, ảnh hưởng về văn hóa, đặc biệt là Nho giáo và Khổng giáo. Miền Bắc gần hơn, bị ảnh hưởng nặng hơn.
Từ xa xưa nhà nước phong kiến Việt Nam đã chấp nhận Nho giáo như là hệ tư tưởng để cai trị đất nước. Hệ tư tưởng này củng cố gia đình phụ hệ, đề cao vai trò của người đàn ông: đàn ông là trụ cột gia đình, là người nối dõi tông đường vv...
Bên cạnh gia đình phụ hệ là truyền thống định cư ở bên nội, con gái lấy chồng phải về nhà chồng ở, dẫn đến việc những gia đình chỉ có con gái thì sau khi các con gái đi lấy chồng, bố mẹ già phải sống mộy mình.
Văn hóa tôn trọng con trai, văn hóa thờ cúng tổ tiên, văn hóa định cư bên nội... tạo ra nhu cầu phải có con trai, tạo ra tâm lý ưa thích con trai.
Ở miền Bắc do ảnh hưởng của Nho giáo nặng nề như thế cho nên tâm lý ưa thích con trai được cũng cố từ đời này qua đời khác.
Ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Đông Nam Á, thì không quá coi trọng con trai, mà cho rằng sinh con trai hay con gái đều tốt. Ví dụ để so sánh: ở miền Bắc người ta rất coi trọng vai trò của con trai trưởng, thường con trai trưởng sống cùng và chăm sóc cha mẹ; nhưng trong miền Nam thì không nhất thiết, cha mẹ có thể sống với con trai út, con trai út có thể chăm sóc cha mẹ. Ở miền Nam, nếu có con gái thì cha mẹ cũng sẵn sàng ở với con gái chứ không nhất thiết phải ở với con trai. Và người con rể cũng có thể thờ cúng cha mẹ vợ. Văn hóa Đông Nam Á cởi mở hơn là thế.
Văn hóa là một nguyên nhân quan trọng, nhưng nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém đó là về mặt kinh tế. Miền Nam từ xa xưa là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi, dễ sống hơn ở miền Bắc. Ví dụ như xưa kia miền Nam có “lúa trời” cứ thế mọc, trong khi miền Bắc phải trồng trọt rất vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới tồn tại được. Rồi do thời tiết, miền Bắc phải cần ngôi nhà chắc chắn, kiên cố. Người ta rất cần lao động, rất cần sức vóc của người đàn ông. Trong miền Nam dễ sống hơn cho nên cuộc sống thoải mái và nhẹ nhàng hơn, chính vì vậy vai trò của người con trai ở miền Nam không nặng nề như ở miền Bắc.
Đó là tính đến yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên. Còn về những biến đổi của lịch sử thì miền Nam thời kỳ sau Pháp thuộc ở một thể chế khác và ảnh hưởng của phương Tây, nhất là Mỹ, rất rõ ràng. Lối sống của phương tây, tư tưởng phương Tây cởi mở hơn, lại trên nền có sẵn sự cởi mở của văn hóa Đông Nam Á rồi, càng làm cho người dân ở miền Nam cho rằng không nhất thiết mình phải có con trai. Họ không đặt nặng cái gọi là “nối dõi tông đường” hay “thờ cúng tổ tiên”.
Sau này, khi đất nước thống nhất, cứ tưởng rằng mọi việc đi đúng quỹ đạo và tiến bộ hơn, cởi mở hơn đúng như tinh thần của những chính sách, những chương trình giải phóng phụ nữ- bình đẳng giới; thế nhưng sau đấy chúng ta lại bắt tay ngay vào kinh tế thị trường... Mà kinh tế thị trường và những chính sách thì vô hình trung lại quay trở lại cùng cố vai trò của đàn ông, người con trai nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |