Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh thuật lại 1 sinh hoạt ngày tết ở quê em

Viết bài văn thuyết minh thuạt lại 1 sinh hoạt ngày tết ở quê em
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
290
1
0
Hiển
06/02/2022 11:24:36
+5đ tặng

Đến với Việt Nam, ta đến với nền văn hóa lâu đời, một nền văn hóa ăn sâu vào từng sinh hoạt thường ngày. Những tín ngưỡng trở thành cuộc sống của người dân Việt từ 4000 năm trở về trước và cho đến nay, những phong tục văn hóa tốt đẹp vẫn được lưu truyền và thể hiện thật rõ ràng trong những ngày lễ. Và, ta đang hướng tới ngày lễ lớn nhất của dân tộc, ngày lễ mà những văn hóa tốt đẹp được biểu hiện một cách trọn vẹn nhất: Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, theo ảnh hưởng của văn hóa Tết Âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. Nguyên nghĩa của từ “Tết” chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán: “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc. Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Tết chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều mang một vẻ sắc riêng của chính nó.

Ngày Tất niên có thể là ngày (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày , (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Ba ngày đầu năm được coi là ba ngày hạn của Tết. Mọi người tin rằng những gì họ làm trong những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến năm mới của họ và người thân. “Ngày mồng Một tháng Giêng” là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

“Ngày mồng Hai tháng Giêng” là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.

“Ngày mồng Ba tháng Giêng” là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Nguồn gốc Tết có từ Trước Công Nguyên, trải qua bao nhiêu thế kỉ vẫn còn giữ lại những nét văn hóa rất đẹp, những nét văn hóa dần thành tín ngưỡng, giống như một thói quen, trở thành những tục lệ không thể thay đổi.

Như nói bên trên, công việc chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán từ khoảng hai tuần trước Tết. Trong những việc mọi người chuẩn bị, về trang trí nhà cửa có câu đối, có hoa mai và hoa đào, về chuẩn bị lễ cúng bao gồm mâm ngũ quả, còn về ẩm thực Tết, bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Những câu đối hay nhất, đẹp nhất được treo trên ngưỡng cửa hoặc bàn thờ tổ tiên mang đến luồng gió nhớ nguồn, tôn trọng văn hóa ngàn đời của Người Việt, cũng như mang lại niềm tin những câu đối đỏ sẽ mang đến những điều may mắn và hạnh phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nhatanh minh
05/01 13:50:53

Với mỗi đứa trẻ như em, tết đến, hè về là những khoảng thời gian vui thích nhất, êm ấm và no đủ nhất. Thế là một năm mới đăng tới gần, mọi vật bừng tỉnh sau giấc ngủ vùi mùa đông để chào đón sư ấm áp, tươi mới của nàng Xuân dịu dàng. Không khí náo nhiệt, trăm hoa đua sắc, nhà nhà sắm sửa đón xuân cứ rộn ràng trên khắp những nẻo ở quê em.

Vui nhất vẫn là không khí chuẩn bị sắm sửa đón xuân về.

Tết ở quê bình dị, ầm át và đủ đầy dù không lấp lánh, tiên nghi hay tấp nập như thành phố. Nhìn thấy rõ nhất bước chân của mùa xuân về không chỉ là những cánh hoa đào, hoa cúc khoe sắc thắm mà còn là sự thay đổi của những con đường. Đường làng được phát sách có dại ở hai bên, các anh chị thanh niên trong xóm rủ nhau đi quét dọn sạch sẽ, Tiếng nói cười vui vẻ của các anh chị khiến chúng tôi mấy đứa trẻ ham chơi chạy ra đứng nhìn. Mấy chiếc cột điện được gắn thêm đèn thắp sáng, khẩu hiệu mừng xuân được trang trí bởi những dàn điện nháy kết hình thành hoa và lá. Trong xóm, ai ai cũng khẩn trương vừa sắp xếp công việc của năm cũ, vừa chuẩn bị đồ chào đón năm mới, không khí thật rộn ràng. Nhà nào nhà nấy đều sắm sửa cây đào ,cây quất, những chậu hoa cây cảnh để trang trí nhà với mong ước một năm mới tài lộc đủ đầy, mọi sự tốt tươi như hoa lá. Một số nhà còn trang trí đèn nháy ở cổng, đến canh hoa, ở những đường viền mái nhà, buổi tối những giải đen đủ màu sắc nhà nom đến là vui. Không khí đón Tết ở quê không thể không nhắc tới các phiên chợ giáp Tết, điểm đặc sắc nhất của văn hóa làng xã. Ở quê không có siêu thị lớn, đủ loại thức ăn đóng hộp hay bánh kẹo đắt tiền nhưng người ở quê luôn vui vẻ với các thức quà dân dã, những món ăn thấm đường công sức chăm sóc vun vẹn. Trong các phiên chợ tết, hàng hóa đủ mọi loại đổ về nào là quần áo nào rau nào thịt cá cây cảnh quất cảnh...đẹp, tươi và bắt mắt. Em được mẹ dân đi chợ để chọn quần áo mới và sách giúp mẹ một số đồ trang trí nhà cửa cả thực phẩm nữa. Bất cứ ngốc nghếch trong một khu chợ cũng rộn tiếng cười tiếng nói chuyện vui vẻ từ những lần trao đổi hàng hóa, hay đơn giản là những câu chào hỏi thân thuộc, hồ hởi khi tình cờ gặp người quen trong chợ. Tất cả cứ hối hả trong nhịp quay Tết đến Xuân về. Ở quê em, mọi người vẫn giữ được thói quen gói bánh chưng đón tết vì thế mỗi lần gói bánh rồi luộc bánh, mùi bánh chưng luộc hòa quyện với mùi khói từ những bếp lửa điềm củi cứ vẫn viết lan tỏa trong không gian như mọi như hương vị đặc trưng phải có dịp xuân về. Các bác và các cô chú hàng xóm em mỗi năm sẽ cùng nhau tổ chức một bữa tất niên linh đình gắn kết tình làng xóm. Bọn trẻ như chúng em lại được một bữa vui chơi thỏa thích, xem mọi người chuẩn bị đồ ăn thức uống trang trí nơi tụ họp. Và cùng hòa vang niềm vui vì thành quả một năm đã qua cùng chuẩn bị tinh thần cho một năm mới đến. Khoa học với niềm vui đó , bầu trời trong hơn không còn những vận mệnh âm u của mùa đông nữa. Cảnh vật cũng trở nên hữu tình hơn: nắng ấm áp, gió nhè nhẹ, cây cối bằng sắc, hoa tỏa hương ngạo ngạt. Mấy chú chim líu lo rộn ràng, chuyên canh rích rích trong những bụi cây.

Mọi người chào đón giao thừa, sao màn đếm ngược khoảng khắc của năm mới tới, ai nấy cũng vui mừng. Bố em là thắp lên bàn thờ nhưng nén nhan Long Thành, bày tỏ sự biết ơn với tổ tiên, trời đất, câu chúc một năm mới an lành cho cả gia đình. Ngày Tết, tiếng cười nói của trẻ âm vang, những câu chúc nhau an lành, những phong bì đỏ thắm, mứt kẹo, bánh trái và không khí sum họp đề huề.

Không đâu vui bằng không khí Tết ở quê em, mọi người sống với nhau trong tình cảm chan hòa ,ấm cúng. Em mong những ngày tiếp theo của một năm mới luôn luôn tràn đầy sự năng lượng, sự An Yên và tươi mới như những ngày đầu năm mọi người cùng giang rộng tấm lòng đón vào những tươi mới của trời đất

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo