Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Việt ta từ trước, Vốn xưng văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã, Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)
a. Nhân nghĩa là gì? Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, khía cạnh nào tiếp thu của Nho giáo? Khía cạnh nào vận dụng sáng tạo?
b. “Quân điếu phạt” là gì? Nhắc đến “quân điếu phạt” là tác giả muốn nhắc đến đội quân nào? Với mục đích gì?
c. Theo Nguyễn Trãi, có các yếu tố cơ bản nào để khẳng định nền độc lập dân tộc? Căn cứ của những yếu tố đó lấy từ đâu?
d. Giải thích ý nghĩa của từ “đế”?
e. Chỉ ra biện pháp so sánh sóng đôi trong đoạn văn bản? Tác dụng của nó?
f. So sánh tư tưởng độc lập của Đại cáo bình Ngô và Nam quốc sơn hà.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Trích trong tác phẩm " Bình Ngô đại cáo " của Nguyễn Trãi.
b.
- Quan niệm nhân nghĩa của tác giả nêu ra trong " Bình Ngô đại cáo" điểm cốt yếu là " yên dân". Tất cả vì nhân dân, muốn cho nhân dân được yên ổn thì phải " trừ bạo".
- Từ quan niệm này chúng ta thấy rằng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa. Mục đích là giành độc lập, bảo vệ sự yên ổn cho nhân dân.
c.
- BPTT liệt kê
⇒ Tác giả liệt kê các triều đại của ta đối xứng với các triều đại của phương Bắc, để thấy được sự tự hào và khẳng định vị thế, chủ quyền của đất nước ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |