Thanh niên là tương lai của đất nước, là một lực lượng hùng hậu có những đóng góp to lớn và vai trò quan trọng đối với việc phát triển và xây dựng đất nước.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích mà mỗi quốc gia, tổ chức sẽ có quy định, cách xác định khác nhau về độ tuổi thanh niên.
Tại Việt Nam, Điều 1 Luật Thanh niên 2020 có quy định về độ tuổi thanh niên như sau:
“Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.”Theo đó có thể hiểu thanh niên là những người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, là độ tuổi đang trong quá trình trưởng thành của con người, là những người có sức trẻ, sức khỏe, đầy năng động và nhiệt huyết.
Ở Việt Nam, Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Tháng Thanh niên được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.
Sau khi tìm hiểu định nghĩa thanh niên là gì? Dưới đây chúng tôi cung cấp thêm đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến thanh niên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên?Điều 4 Luật Thanh niên 2020 quy định về vai trò, cũng như các quyền và nghĩa vụ của thanh niên. Cụ thể:
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Ngoài ra, Nhà nước áp dụng điều ước quốc tế về quyền trẻ em mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Trách nhiệm của thanh niênNgoài quy định về các quyền và nghĩa vụ, cũng như các chính sách đối với thanh niên Luật Thanh niên 2020 cũng quy định cụ thể về trách nhiệm đối với mỗi thanh niên. Gồm: