❄ ếch đồng
Đời sống
- Ếch sống nơi ẩm ướt (vừa ở nước vừa ở cạn)
- Ếch thường đi kiếm mồi vào ban đêm
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt
Sinh sản
- Sinh sản vào cuối mùa xuân
- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước
- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
Cấu tạo ngoài
* Ở cạn:
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi à thuận lợi cho sự hô hấp
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt à thuận lợi cho sự di chuyển
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng à bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh
* Ở nước:
- Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi à giảm sức cản cuả nước khi bơi
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu à khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát
- Da tiết chất nhày làm giảm ma sát, dễ thấm khí à hô hấp trong nước dễ dàng hơn
- Chi sau có màng bơi à tạo thành chân bơi để đẩy nước
❄Thằn lằn bóng đuôi dài
Đời sống
- Ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng.
- Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất
- Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ
- Thở bằng phổi
- Trú đông trong các hang đất khô
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản:
+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.
+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong)
+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi.
Cấu tạo ngoài
Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi
- Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển
- Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
-Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ