Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm nhà Tống

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHÀ TỐNG THỜI TQ
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
97
0
0
Avicii
22/02/2022 08:40:01
+5đ tặng

      Nhà Tống là hoàng triều cai trị Trung Quốc từ năm 960 đến năm 1279. Triều đại này được sáng lập bởi Tống Thái Tổ sau khi ông soán ngôi Hoàng đế Hậu Chu rồi kết thúc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Trong suốt thời gian tồn tại, nhà Tống thường xuyên xung đột với các quốc gia phương bắc là Liêu, Tây Hạ và Kim. Cuối cùng, nhà Tống bị chinh phục bởi nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo.

Chính quyền nhà Tống là chính quyền đầu tiên trong lịch sử phát hành tiền giấy trên phạm vi toàn quốc và cũng là chính quyền Trung Quốc đầu tiên thành lập lực lượng hải quân thường trực. Vào thời nhà Tống, con người lần đầu sử dụng thuốc súng và nhận thức được hướng bắc trắc địa thông qua la bàn.

Nhà Tống được phân chia thành hai thời kỳ rõ rệt: Bắc Tống và Nam Tống. Trong thời kỳ Bắc Tống (960–1127), hoàng triều có kinh đô đặt tại thành phố phía bắc Biện Kinh (nay là Khai Phong), kiểm soát phần lớn khu vực mà ngày nay người ta gọi là Hoa Đông. Thời kỳ Nam Tống (1127–1279) mở ra sau khi nhà Tống để mất quyền kiểm soát nửa phía bắc lãnh thổ vào tay nhà Kim của người Nữ Chân trong Chiến tranh Kim–Tống. Giữa giai đoạn giao tranh với nhà Kim, triều đình nhà Tống phải rút lui về phía nam sông Dương Tử và thành lập kinh đô mới tại Lâm An (nay là Hàng Châu). Mặc dù để mất vùng đất được xem là "nơi phát tích của nền văn minh Trung Hoa" nằm dọc theo sông Hoàng Hà, kinh tế Nam Tống vẫn phát triển mạnh mẽ do đế quốc này đông dân và sở hữu rất nhiều đất nông nghiệp. Nam Tống củng cố đáng kể sức mạnh hải quân nhằm bảo vệ vùng biển cũng như biên giới đất liền và thực hiện các sứ mệnh hàng hải ở nước ngoài. Để đẩy lùi nhà Kim và sau đó là người Mông Cổ, nhà Tống tiến hành phát triển nhiều công nghệ quân sự mới mang tính cách mạng bằng cách áp dụng thuốc súng.

Năm 1234, người Mông Cổ chinh phục hoàn toàn nhà Kim, làm chủ miền bắc Trung Quốc và duy trì mối quan hệ không mấy hòa hảo với Nam Tống. Năm 1259, Mông Kha, đại hãn thứ tư của Đế chế Mông Cổ, qua đời khi đang bao vây pháo đài Điếu Ngư ở Trùng Khánh. Em trai Mông Kha là Hốt Tất Liệt trở thành đại hãn mới, dù không được nhóm lãnh đạo Mông Cổ ở phía tây công nhận hoàn toàn. Năm 1271, Hốt Tất Liệt tự xưng là Hoàng đế Trung Hoa và thành lập nhà Nguyên.[6] Năm 1279, sau hai thập kỷ giao tranh không liền mạch, quân đội của Hốt Tất Liệt cuối cùng cũng chinh phục được nhà Tống khi quân Nam Tống thua trận Nhai Môn. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ rốt cuộc đã tái thống nhất toàn cõi Trung Quốc dưới quyền cai trị của nhà Nguyên.[7]

Từ đầu thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 11, dân số Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi. Điều này là kết quả của việc mở rộng hoạt động trồng lúa ở miền trung và miền nam Đế quốc Tống, áp dụng canh tác giống lúa chín sớm có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, sản xuất dư thừa lương thực.[8][9] Điều tra dân số ghi nhận Bắc Tống có khoảng 20 triệu hộ gia đình, gấp đôi nhà Hán và nhà Đường. Người ta ước tính rằng dân số Bắc Tống là 90 triệu người và dân số nhà Minh là 200 triệu người.[10][11] Sự gia tăng dân số đáng kể này đã thúc đẩy một cuộc cách mạng kinh tế ở Trung Quốc thời tiền hiện đại. Quy mô dân số mở rộng, các thành phố xuất hiện ngày một nhiều và sự ra đời của nền kinh tế quốc dân đã dẫn đến việc chính quyền trung ương dần không còn tham gia trực tiếp vào các vấn đề kinh tế. Tầng lớp thân sĩ đảm nhận vai trò quan trọng hơn trong hoạt động quản trị cơ sở và xử lý công việc địa phương.

Thời nhà Tống, đời sống xã hội vô cùng sôi động. Dân thành thị tụ tập để chiêm ngưỡng và mua bán các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, quần chúng từ mọi tầng lớp hòa lẫn với nhau ở các lễ hội hay câu lạc bộ tư nhân và các thành phố thì có nhiều khu vui chơi giải trí náo nhiệt. Sự khuếch trương nhanh chóng của nghề in khắc gỗ và sự ra đời của kỹ thuật in chữ rời vào thế kỷ 11 đã giúp văn học, tri thức được phổ biến rộng rãi. Suốt triều đại, công nghệ, khoa học, triết học, toán học và kỹ thuật đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Các triết gia như Trình Di và Chu Hi đã thổi nguồn sinh khí mới cho Nho giáo bằng những bài luận mới mẻ, thấm nhuần quan niệm Phật giáo và nhấn mạnh một kiểu tổ chức văn bản cổ điển mới truyền tải những đường lối cốt lõi của học thuyết Tân Nho giáo.

Mặc dù đã có từ thời nhà Tùy, hệ thống khoa cử nổi bật hơn nhiều vào thời nhà Tống. Quan chức có được quyền lực thông qua khoa cử, đóng vai trò chính trong quá trình sĩ đại phu thay thế tiết độ sứ trở thành tầng lớp tinh hoa trong xã hội. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×