1. Các bước lập luận để nêu bật tinh thần Thơ mới
- Bước 1: tác giả nêu lên nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới: chỉ căn cứ vào cái hay, cái đại thể không căn cứ vào cái dở và tiểu tiết
+ cái khó thứ nhất là ranh giới giữa thơ cũ và Thơ mới không rạch ròi
+ cái khó thứ hai là giữa thơ cũ và Thơ mới có sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau
+ vì vậy muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy
- Bước 2: Tác giả đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới
+ tinh thần thơ cũ gồm trong chữ ta
+ tinh thần Thơ mới gồm trong chữ tôi
- Bước 3: tác giả luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca
+ xưa nay chữ ta lấn át chữ tôi nên chữ tôi không cơ cơ hội thể hiện, bày tỏ
+ nay ý thức cá nhân trỗi dậy đời quyền tự do, phong trào Thơ mới nảy sinh chính từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân
+ sau khi điểm qua sự xuất hiện của chữ tôi tác giả đề cập đến phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó
+ trên thi đàn, đầu tiên là thái độ lạ lùng, ngạc nhiên, khó chịu của mọi người. Dần dần mọi người cũng quen và thấy nó đáng thương, tội nghiệp vì cái tôi yếu đuối, rên rỉ, khóc đau, tìm mọi cách trốn tránh hiện thực
+ để giải tỏa tình trạng bế tắc và bi kịch của đời mình, các nhà thơ lãng mạn đã tìm đến tiếng Việt
+ lòng yêu nước của các nhà thơ mới thể hiện tập trung nhất ở tình yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo những giá trị văn hóa mà trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của giống nòi đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt⇒ biểu hiện của lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng