LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

Bài 1 Cho đoạn trích sau:

"Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước. "

( Ngữ văn 6, lập Một)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Thể loại của văn bản ấy là gì? Giải thích vì sao văn bản có đoạn văn trên lại được xếp vào thể loại ấy?

Câu 2: Giải thích nghĩa từ “sứ giả” trong đoạn trích trên?

Câu 3: Đoạn trích sử dụng thành công chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hãy tìm và nêu ý nghĩa của chi tiếi kì ảo đó?

Câu 4: Thánh Gióng nhân vật chính với nhiều màu sắc thần kì là biểu lượng rực rỡ của ý thức và súc mạnh bảo vệ đất nước. Bằng một đoạn văn khoảng 7 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật ấy. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép (gạch chân và chú thích rõ)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
184
0
1
quý võ
26/02/2022 15:17:13
+5đ tặng

Bài làm 

Câu 1: Đoạn văn trên kể về việc Thánh Gióng gặp sứ giả và sức ăn ,sức lớn của Thánh Gióng . 

Câu 2: -" Chú bé lớn nhanh như thổi"

- " Cơm ăn mấy cũng không no , áo vừa mặc đã căng đứt chỉ " .

Câu 3: Cụm danh từ :" Hai vợ chồng " , " bà con " , " hàng xóm " .

Câu 4: Mọi người cùng đồng lòng  và chung sức giúp nuôi chú bé và mong chú giết giặc, cứu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hảo Hán
26/02/2022 15:17:47
+4đ tặng
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? 
bài Thánh Gióng

- Thể loại: Truyền thuyết

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Giải thích nghĩa từ “sứ giả” trong đoạn trích trên?
người thay mặt vua đi gặp người khác

Câu 3: Đoạn trích sử dụng thành công chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hãy tìm và nêu ý nghĩa của chi tiếi kì ảo đó?

Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta
Hảo Hán
phần gạch chân là câu trả lời
1
0
Nọc
26/02/2022 15:20:39
+3đ tặng
Câu 1: Văn bản: Thánh Gióng
            Thể loại: Truyền thuyết
Câu 2: Sứ giả: người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân một nước đến các nước khác nói lên tiếng nói và tình cảm của nhân dân mình với nhân dân các nước.
Câu 3: Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư