Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:
- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?
Ông lão chào con cá và nói:
- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.
Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
(Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)
Phần I: Trắc nghiệm:
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
E. Ngôi thứ nhất
F. Ngôi thứ hai
G. Ngôi thứ ba
H. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2: Theo em văn bản có đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn
D. Truyện cười
Câu 3: Câu văn Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ” có mấy cụm danh từ?
A. Hai cụm
B. Ba cụm
C. Bốn cụm
D. Năm cụm
Câu 4: Câu văn: “Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Điệp ngữ
Câu 5: Em hiểu gì về từ “Long Vương” trong câu “mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển.” A. Vị thần có dạng đầu rồng, mình người, cai quản biển, đại dương
B. Vị thần trên núi cai quản muôn loài
C. Vị thần trên cạn diệt trừ yêu tinh
D. Vị thần trên trời
Câu 6: Trong đoạn trích trên, theo em bà vợ ông lão là người như thế nào?
A. Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.
B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng,
C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.
D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.
Câu 7 : Thành ngữ nào sau đây nói đúng hoàn cảnh của bà lão khi cá vàng biến mọi thứ trở lại như cũ?
A. Tham thì thâm.
B. Ăn cây nào rào cây ấy.
C. Ăn cháo đá bát.
D. Nhất vợ nhì trời.
Câu 8: Đoạn trích trên nhắc nhở chúng ta điều gì?
A. Sống phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình
B. Phải biết thương yêu và quý trọng người thân trong gia đình,
C. Không nên đòi hỏi những gì vượt quá khả năng đáp ứng của thực tế, không nên có tính tham lam, bội bạc.
C. Phải biết quý trọng những giá trị của cuộc sống.
Phần II: Tự luận:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?
Câu 4: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân
Phần III. Tập làm văn:
Kể lại một truyện cổ tích em đã học, đã đọc bằng lời văn của e
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |