Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chọn đáp án đúng

Một số câu hỏI

PHẦN LÝ

Câu 1: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

A. Lực bất tòng tâm.

B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.

C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.

D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

Câu 2: Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì?

A. Lực hút.                B. Lực ép.                                                C. Lực kéo.                  D. Lực đẩy.

Câu 3: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 4: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

A. tăng ma sát nghỉ        B. tăng ma sát trượt        C. tăng quán tính         D. tăng ma sát lăn

Câu 5: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. lực ma sát trượt                                      B. lực ma sát nghỉ         C. lực ma sát lăn                                           D. lực quán tính

Câu 6: Độ lớn lực hấp dẫn phục thuộc vào:

A. khối lượng của các vật                            B. kích thước của các vật

C. chiều dài của vật                                     D. chiều cao của vật

Câu 7: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.                    B. Người dọn hàng đầy thùng hàng trên sân.

C. Giọt mưa đang rơi.                                                                    D. Bạn Na đóng đinh vào tường.

Câu 8: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 12cm. Nếu treo hai quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 4cm                       B. 6cm                       C. 24cm                     D. 26cm

Câu 9: Chiều dài ban đầu của lò xo là 27cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 25 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

A. lò xo bị nén 2cm.                                    B. lò xo bị dãn 2 cm.

C. lò xo bị dãn 7cm.                                    D. lò xo bị nén 7cm.

Câu 10: Tại sao phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

A. do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn.

B. do lực hút của mặt đường.

C. do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.

D. do cao su nóng lên .

Câu 11: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào sau đây?

A. Mũi tên có động năng.

B. Mũi tên có thế năng hấp dẫn.

C. Mũi tên có thế năng đàn hồi.

D. Mũi tên vừa có động năng vừa có thế năng hấp dẫn.

Câu 12: Năng lượng tích trữ bên trong một lò xo đang bị nén tồn tại ở dạng nào?

A. nhiệt năng                                               B. động năng            

C. thế năng đàn hồi                                     D. thế năng hấp dẫn

Câu 13: Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

A. nhiệt năng             B. động năng             C. thế năng                D. quang năng

Câu 14: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng địa nhiệt                              B. Năng lượng từ than đá

C. Năng lượng sinh khối                              D. Năng lượng từ gió

Câu 15: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo ?

A. Bóng điện             B. xe máy                  C. ô tô                       D. đèn dầu

Câu 16: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A. Cơ năng                B. Điện năng             C. Hóa năng              D. Quang năng

Câu 17: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

A. động năng             B. thế năng                C. nhiệt năng             D. hóa năng

Câu 18: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành

A. năng lượng hóa học.                               B. năng lượng nhiệt.

C. năng lượng ánh sáng.                              D. năng lượng âm thanh.

Câu 19: Những biện pháp dưới đây:

a. sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo

b. dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt

c. tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày

d. bật tivi xem cả ngày

e. tắt vòi nước trong khi đánh răng

g. đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

                      Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

A. a, b, c, d                B. a, b, c                    C. a, b, c, g                D. a, b, c, e

Câu 20: Người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện Năng lượng gió chuyển thành năng lượng có ích là:

A. năng lượng điện                                      B. năng lượng nhiệt

C. năng lượng ánh sáng                               D. thế năng

Câu 21: Đơn vị của lực là gì?

A. Niuton (N)            B. Kilogam (kg)         C. Lít (l)                 D. Mét (m)

Câu 22: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do:

A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.          B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.

C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.                  D. lực của đất tác dụng lên dây

Câu 23: Lực ma sát là lực:

A. lực không tiếp xúc B. lực tiếp xúc           C. lực đẩy                  D. lực hút

Câu 24: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:

A. tăng ma sát           B. giảm ma sát          C. tăng quán tính       D. giảm quán tính

Câu 25: Lực ma sát nghỉ là:

A. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác

B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

C. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác

D. cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 26: Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

A. có, lực đẩy                                              B. không, lực đẩy     

C. có, lực hấp dẫn                                       D. không, lực hấp dẫn

Câu 27: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 28: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 4cm                       B. 6cm                       C. 24cm                     D. 26cm

Câu 29: Chiều dài ban đầu của lò xo là 25cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

A. lò xo bị nén 2cm   B. lò xo bị dãn 2 cm  C. lò xo bị dãn 7cm   D. lò xo bị nén 7cm

Câu 30: Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách

+ Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

+ Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn?

A. cách 1                                                     B. cách 2                  

C. cả 2 cách đều như nhau                           D. không thể so sánh được

Câu 31: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….”

A. càng nhiều, càng yếu                               B. càng ít, càng mạnh

C. càng nhiều, càng mạnh                            D. tăng, giảm

Câu 32: Động năng của vật là:

A. năng lượng do vật có độ cao.                  B. năng lượng do vật bị biến dạng.

C. năng lượng do vật có nhiệt độ.                D. năng lượng do vật chuyển động.

Câu 33: Thế năng đàn hồi của vật là:

A. năng lượng do vật chuyển động.             B. năng lượng do vật có độ cao.

C. năng lượng do vật bị biến dạng.              D. năng lượng do vật có nhiệt độ.

Câu 34: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?

A. Người ở trên câu trượt                            B. Quả táo ở trên cây

C. Chim bay trên trời                                  D. Con ốc sên bò trên đường

Câu 35: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A. Cơ năng                B. Điện năng             C. Hóa năng              D. Quang năng

Câu 36: Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về chuyển hóa:

A. năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt.

B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.

C. năng lượng điện sang động năng.

D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Câu 37: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng gió                                       B. Năng lượng từ than đá

C. Năng lượng từ khí tự nhiên                     D. Năng lượng từ dầu mỏ

Câu 38: Năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời.                              B. Năng lượng của gió.

C. Năng lượng của than đá.                         D. Năng lượng của sóng biển.

Câu 39: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

A. động năng             B. thế năng                C. nhiệt năng             D. hóa năng

Câu 40: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là

A. năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.          B. năng lượng của gió.

C. năng lượng của sóng biển.                       D. năng lượng của dòng nước.

B. PHẦN HÓA HỌC

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT:

Câu 1: Vật liệu có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, dễ bị gỉ là

A.Gỗ                         B.Thủy tinh               C. Kim loại                D. Gốm

Câu 2: Vật liệu không dẫn điện và có tính đàn hồi là

A.Nhựa                      B.Cao su                   C.Kim loại                 D.Thủy tinh

Câu 3: Tính chất nào sau đây là của gỗ

A.Cứng, dẫn điện                                        B.Dễ tạo hình, đàn hồi

C.Dễ tạo hình, dẻo                                      D.Bền, dễ tạo hình, dễ bị mối mọt

Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của kim loại?

A.Tính dẫn điện        B.Tính cứng               C.Tính bền                D.Tính nhẹ

Câu 5:Nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu khí?

A.Xăng                     B.Dầu                       C.Than                     D.Khí biogaz 

Câu 6:Nhiên liệu  ở thể lỏng, dùng chạy động cơ xe máy, ô tô và dễ bay hơi ở nhiệt độ thườnglà

A. Nhựa đường          B.Cồn                        C. Xăng                     D. Dầu mazut

Câu 7:Khi dùng cây gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi cây gỗ là

A. vật liệu.                 B. nguyên liệu.          C. nhiên liệu.             D. phế liệu.

Câu 8:Trong rau xanh chứa chủ yếu loại chất nào sau đây:

A. Tinh bột.               B. Chất đạm.             C. Chất béo.              D. Vitamin.

Câu 9: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                                                                                   B. Protein (chất đạm).

C. Lipit (chất béo).                                                                        D. Carbohydrate (chất đường, bột).

Câu 10: Thực phẩm nào sau đây chủ yếu được bảo quản bằng biện pháp đông lạnh:

A. Trứng gà.              B. Thịt lợn tươi.         C. Đỗ lạc.                  D. Củ khoai.

Câu 11:Tính chất nào sau đây là tính chất đặc trưng của cao su?

A.Tính cách điện                                         B.Tính không thấm nước

C.Tính đàn hồi                                            D.Tính cứng

Câu 12: Hành động nào sau đây là sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả?

A.Dùng vải mềm lau chùi vật dụng bằng thủy tinh

B.Sử dụng găng tay cao su xong thì đem phơi ngoài trời nắng to

C.Để ghế gỗ ngâm trong nước nhiều  giờ đồng hồ

D.Để rổ nhựa bên cạnh bếp gas đang đun nấu

Câu 13:Để sử dụng than an toàn hiệu quả, tránh tạo ra khi độc ta nên

A. Đốt than trong phòng kín                      B. Đập than thật nhỏ trước khi đốt

C. Cung cấp đủ oxi cho than cháy hoàn toàn                               D. Đốt than chung với củi

Câu 14: Cho mẩu đá vôi vào cốc đựng giấm ăn ta thấy đá vôi tan dần có sủi bọt khí.

Điều đó chứng tỏ, đá vôi có tính chất gì?

A.Tính cứng                                                B.Tính tan được trong nước

C.Tác dụng với acid                                    D.Chịu mài mòn

Câu 15:Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu

A. cắt chanh rồi không rửa                                                           B. sau khi dùng rửa sạch, lau khô

C. dùng xong, cất đi ngay                                                             D. ngâm trong nước lâu ngày

Câu 16: Thí nghiệm nào dưới đây giúp chứng minh tính đàn hồi của cao su?

A.Cho bao tay cao su vào nước nóng         

B. Dùng kéo cắt miếng cao su ra nhiều mảnh

C. Dùng tay kéo căng miếng cao su rồi thả tay ra

D. Dùng lửa đốt miếng cao su cho chảy ra

Câu 17: Dùng phương án nào sau đây để nhận biết miếng thịt heo còn tươi hay không?

A.Quan sát màu sắc của thịt                      

B. Dùng ngón tay ấn vào miếng thịt

C. Cho miếng thịt vào nước                        

D. Quan sát màu sắc thịt và dùng ngón tay ấn vào thịt

Câu 18: Thí nghiệm nào dưới đây chứng minh tính dẫn nhiệt của dây đồng?

A. Cho sợi dây đồng nối với nguồn điện và bóng đèn

B. Dùng tay uốn cong sợi dây đồng

C. Cho sợi dây đồng vào cốc nước nóng

D. Dùng búa đập sợi dây đồng

Câu 19: Vật liệu có tính trong suốt cho ánh sáng đi qua là

A.Gỗ                         B.Thủy tinh               C. Kim loại                D. Gốm

Câu 20: Vật liệu có tính nhẹ, dễ tạo hình, không dẫn điện là

A.Nhựa                      B. Gốm                      C. Kim loại                D.Thủy tinh

Câu 21: Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu?

A. Nhẹ hơn nước       B. Tan trong nước     C. Cháy được            D. Là chất rắn

Câu 22: Quặng bauxite dùng để sản xuất

A. nhôm                    B. sắt                         C. đồng                      D. bạc

Câu 23: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

A. Than đá.               B. Dầu mỏ.                C Khí tự nhiên.          D. Ethanol.

Câu 24:Vôi sống là sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu nào sau đây?

A.Quặng apatite       B.Quặng hematite    C. Đá vôi                  D. Quặng bauxite

Câu 25:Cây trồng nào sau đây là cây thực phẩm?

A. Lúa mì.                 B. Ngô.                      C. Mía.                      D. Khoai

Câu 26:Cây trồng nào sau đây là cây lương thực?

A. Lúa                       B. Rau cải                  C. Xoài                      D. Bưởi

Câu 27: Trong thịt, cá  chứa chủ yếu loại chất nào sau đây?

A. Tinh bột.               B. Chất đạm.             C. Chất béo.              D. Vitamin.

Câu 28: Rau xanh  sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                                                   B. Protein (chất đạm).

C. Lipit (chất béo).                                       D. Carbohydrate (chất đường, bột).

Câu 29: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

D Chẻ nhỏ củi.

Câu 30: Việc làm nào nên thực hiện khi sử dụng các đồ vật bằng gỗ?

A. Đặt các vật sắc nhọn trên bề mặt

B. Cho tiếp xúc nhiều với nước

C. Để trong môi trường khô thoáng

D. Dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau bề mặt

Câu 31: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng gas khi đun nấu

A. không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.

B. phù hợp với nhu cầu sử dụng.

C. luôn ở mức nhỏ nhất có thể.

D. luôn ở mức lớn nhất có thể.

Câu 32: Hành động nào sau đây là sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả?

A.Tiếp xúc với dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ

B.Sử dụng găng tay cao su xong thì đem phơi trong nơi thoáng mát

C.Để ghế gỗ ngâm trong nước nhiều  giờ đồng hồ

D.Để đĩa nhựa bên cạnh bếp gas đang đun nấu

Câu 33: Để sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả, ta cần

A. Đổi mới công nghệ khai thác chế biến.

B. Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường

C. Chú ý an toàn lao động trong quá trình khai thác chế biến

D. Đổi mới công nghệ khai thác chế biến; kiểm soát xử lí chất thải, bảo vệ mội trường; chú ý an toàn lao động trong quá trình khai thác chế biến

Câu 34: Thí nghiệm nào dưới đây giúp chứng minh tính đàn hồi của cao su?

A.Cho bao tay cao su vào nước nóng

B. Dùng kéo cắt miếng cao su ra nhiều mảnh

C. Dùng tay kéo căng miếng cao su rồi thả tay ra

D. Dùng lửa đốt miếng cao su cho chảy ra

Câu 35: Dùng phương án nào sau đây để nhận biết miếng thịt gà còn tươi hay không?

A. Quan sát màu sắc của thịt

B. Dùng ngón tay ấn vào miếng thịt

C. Cho miếng thịt vào nước

D. Quan sát màu sắc thịt và dùng ngón tay ấn vào thịt

Câu 36: Thí nghiệm nào dưới đây chứng minh tính dẫn điện của dây đồng?

A. Cho sợi dây đồng nối với nguồn điện và bóng đèn

B. Dùng tay uốn cong sợi dây đồng

C. Cho sợi dây đồng vào cốc nước nóng

D. Dùng búa đập sợi dây đồng

C. PHẦN SINH HỌC

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT:

Câu 1: Nhóm nào sau đây là động vật không xương sống?

A. Châu chấu, cóc, giun.                             B. Trai, sò, ruồi

C. Tôm, heo, gà                                           D. Rươi, cừu, dê

Câu 2: Đặc điểm chung về hình thái của động vật thân mềm là:

A. Có nhiều tua miệng quanh lỗ miệng       B. Có cơ thể mềm, không phân đốt
C. Luôn có vỏ cứng bao bọc cơ thể             D. Di chuyển nhanh

Câu 3: Mực là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Ruột khoang         B. Giun                      C. Thân mềm             D. Chân khớp.

Câu 4: Loài nào sau đây thuộc  ngành giun đốt?

A.Sán dây                 B.Giun đất                 C.Giun đũa                D. Sán lá gan

Câu 5: Loài nào sau đây sống kí sinh trong ruột người và trong bắp thịt trâu, bò, lợn?

A.Sán dây                 B.Giun đũa                C.Giun kim                D.Sán bã trầu

Câu 6: Loài động vật không xương sống nào sau đây được dùng làm thức ăn cho người?

A. Thủy tức               B.Sứa sen                  C.Hải quì                   D.San hô

Câu 7: Loài động vật không xương sống gây hại cho cây trồng là

A. Bọ ngựa                B. Giun đất                C. Ốc sên                   D. Ve sầu

Câu 8: Động vật thân mềmcó vai trò làm sạch môi trường nước là

A.Ốc sên                    B. Trai                       C. Mực                      D. Bạch tuộc

Câu 9: Có thể đựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?

A. Bộ xương ngoài.   B. Lớp vỏ.                 C. Xương cột sống.    D. Vỏ calcium.

Câu 10: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm                               B. Có cơ thể mềm, không phân đốt
C. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể                      D. Di chuyển được

Câu 11:Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Ruột khoang         B. Giun                      C. Thân mềm             D. Chân khớp.

Câu 12: Loài nào sau đây thuộc  ngành giun dẹp

A.Sán dây                 B.Rươi                       C.Giun đũa 

D. Đỉa

Câu 13: Loài nào sau đây làm đất tơi xốp và màu mỡ

A.Rươi                       B.Giun đất                 C.Giun kim                D.Giun đỏ

Câu 14: Loài nào sau đây có gai độc, có thể gây hại cho con người khi tiếp xúc?

A.Ốc sên                    B.Giun đất                 C.Sứa                        D.Mực

Câu 15: Loài động vật không xương sống góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp và là nơi trú ẩn của nhiều động vật khác:

A.Thủy tức                B. Hải quì                  C. San hô                  D.Sứa

Câu 16: Động vật thân mềm có hại cho cây trồng là

A.Trai                        B. Ốc sên                   C. Bạch tuộc              D. Sò

Câu 17:

Quan sát hình ảnh cây bên dưới và cho biết cây này thuộc ngành nào?

 

 

A.Rêu                        B.Hạt trần                 C.Hạt kín                   D.Dương xỉ

Câu 18: Cây nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ?

 

        Rêu                           Rau dớn            Bưởi                               Hoa cúc

A.Rêu                        B.Rau dớn                 C.Bưởi                       D.Hoa cúc

 

Câu 19:

 

Quan sát hình ảnh và cho biết có bao nhiêu cây hạt kín có trong hình?

A.1 cây                      B.2 cây                      C.3 cây                      D.4 cây

Câu 20:

 

Quan sát hình ảnh và cho biết cây nào thuộc nhóm rêu?

A.Cây số 1                B.Cây số 2                C.Cây số 3                D.Cây số 4

Câu 21:

 

 

 

Quan sát hình ảnh, cho biết cây thông thuộc ngành thực vật nào dưới đây?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A.Rêu                        B.Hạt trần                 C.Hạt kín                   D.Dương xỉ

Câu 22: Cây nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ?

A.Rau muống            B.Rau bợ                   C. Rau cải                  D. Rau ngót

 

 

Câu 23:

 

A.   1 cây                B.2 cây                      C.3 cây                      D.4 cây

 

 

 

 

 

 

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
490
1
1
Kim Mai
10/03/2022 14:23:36
+5đ tặng
1D
2A
3A
4C
5A
6B
7B
8D
9B
10A
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Erina
11/03/2022 08:13:01
+4đ tặng
1d
2a
3a
4c
5b
6b
7d
8b
9d
10a
11d
12c

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Khoa học Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo