Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
14/03/2022 14:57:09

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Phần I: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

       Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

            (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Theo tác giả nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Câu 3: Em hiểu từ “cốt yếu” được tác giả dùng trong đoạn văn trên có nghĩa là gì? Đặt một câu với từ đó.

Câu 4:  Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng chứng minh “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn văn có sử dụng thành phần trạng ngữ (gạch chân và chú thích).

Phần II: Nhân dân ta thường khuyên nhau: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên trên.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
146
1
0
Quang Phước
14/03/2022 15:01:13
+5đ tặng

Bàn về giá trị, sức mạnh và chức năng của văn chương, nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định rằng “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương chính là những tác phẩm văn học chân chính. Nó không chỉ là những con chữ trên mặt giấy, mà là những thế giới, những câu chuyện sống động, được tác giả thổi hồn vào. Những tác phẩm văn chương ấy đem đến cho người đọc vô vàn những trải nghiệm. Và quan trọng nhất, chính là gợi lên, tạo cho ta những tình cảm, những rung động chưa từng có, và tôi luyện thêm những xúc cảm đã hình thành. Đó chính là thiên chức của văn chương từ thuở mới khai sinh.

Những tình cảm ấy, không chỉ là những tình cảm cao thượng, lớn lao, mà còn phải là những tình cảm gần gũi, chân thực nhất. Đó là niềm vui, nỗi buồn, là sự khổ đau, hạnh phúc, là sự căm phẫn, đồng cảm, sẻ chia. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy, được gói trọn trong các tác phẩm văn chương. Rõ ràng đó là một người ta chưa gặp bao giờ, là một câu chuyện không có thật, nhưng ta vẫn đồng điệu với họ, thăng hoa cùng họ từng xúc cảm. Để từ đó, mang trong mình một trái tim nhạy cảm đầy tình yêu thương hơn.

Chẳng hạn như đọc truyện ngắn Nghèo của Nam Cao. Ta thương cái đói khổ, bất hạnh đến cùng cực của vợ chồng chị Chuột. Tuyệt vọng cùng với hành động hi sinh cuối cùng của anh Chuột. Và xót xa với cảnh cơ cực của hai đứa con anh. Chính cái thương ấy, theo ta ra với cuộc sống thực tại, để cho ta biết thêm yêu thương những người xung quanh mình, biết đùm bọc sẻ chia với những số phận bất hạnh. Đó chính là cái giá trị nhân văn cao cả mà các tác phẩm văn chương chân chính luôn hướng tới.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo