Đọc bài sau và trả lời câu hỏi
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cô giáo và hai em nhỏ
Nết sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng thật bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Còn Na thì ước muốn được dạy cho chị viết chữ.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị bại liệt nên bạn ấy phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.
(Theo Tâm huyết nhà giáo)
Khoanh vào câu trả lời đúng
1. Chi tiết nào cho biết hoàn cảnh của Nết rất đặc biệt?
a. Sinh ra trong một gia đình khá giả.
b. Bị tật bẩm sinh bàn chân trái thiếu ba ngón, càng lớn đôi chân càng teo đi.
c. Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau.
d. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó.
2. Khi bé Na đi học, Nết mong điều gì?
a. Mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe.
b. Mong Na chóng tan trường về để chơi cùng Na.
c. Mong Na chóng tan trường về để không phải ở nhà một mình.
d. Mong được bố mẹ cho đi chơi công viên.
3. Nghe bé Na kể chuyện ở trường, Nết có ước mơ gì?
a. Chữa được đôi chân.
b. Được em Na dạy chữ.
c. Được đi học như em Na.
d. Biết đọc viết như em Na.
4. Chi tiết “Na vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị, để chị cũng được đi học” nói lên điều gì?
a. Na rất thích học vẽ.
b. Na rất thích vẽ cô tiên.
c. Na vẽ rất đẹp.
d. Na thương chị và mong chị khỏe mạnh.
5. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?
a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
6. Cô giáo đã làm gì để giúp đỡ Nết?
a. Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2.
b. Dạy học, dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na.
c. Mua cho bạn một chiếc xe lăn
d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
7. Xác định câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao phù hợp với lời khuyên của bài đọc trên.
a. Đói cho sạch, rách cho thơm.
b. Chị ngã em nâng.
c. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
d. Thương người như thể thương thân.
8. Trong câu chuyện trên, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
............................................................................................................................
9. Dòng nào dưới đây gồm hai từ đồng nghĩa với từ “tự hào”?
a. Tự kiêu, hãnh diện.
c. Kiêu hãnh, hãnh diện.
b. Kiêu hãnh, tự tin.
d. Hãnh diện, tự tin
10. Cho câu văn: “Đôi chân của Nết rất nhỏ và em phải bò khi di chuyển nên Na thương chị lắm.” Quan hệ từ có trong câu là:
Quan hệ từ:……………………………………………………………
11. Chủ ngữ trong câu văn “Chị gái của Na thật may mắn và hạnh phúc khi được cô giáo giúp đỡ.” là:
a. Chị gái.
b. Chị gái của Na.
c. Chị gái của Na thật may mắn.
d. Chị gái của Na thật may mắn và hạnh phúc.
12. Hai vế trong câu ghép “Cô giáo vừa cầm vở vẽ của Na, em đã kể cho cô giáo nghe về chị của mình.” Được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối với nhau bằng dấu phẩy
b. Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừa ...đã
c. Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vừa ...đã
d. Nối với nhau bằng dấu phẩy và cặp từ hô ứng vừa ...đã
13. Tìm căp quan hệ từ trong câu ghép “ Mặc dù Nết sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng bạn ấy thật bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón.” Căp quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ gì?
Cặp quan hệ từ: ......................................Biểu thị quan hệ...................................................
14. Các câu sau được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. Hãy tìm từ thay thế và từ được thay thế trong câu văn: “Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị bại liệt nên phải ngồi xe lăn nhưng bạn ấy vẫn quyết tâm học”.
Từ thay thế là: ............................................................................................
Từ được thay thế là: ...................................................................................
2 trả lời
905