Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

I. TRẮC NGHIỆM

A. Lịch sử

 Câu 1. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

A. Nằm giáp Trung Quốc.

B. Nằm giáp Ấn Độ.

C. Tiếp giáp với khu vực Châu Á gió mùa.

D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 2. Khu vực Đông Nam Á được coi là

A. cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

B. “ ngã tư đường ” của thế giới.

C. “ cái nôi” của thế giới.

D. trung tâm của thế giới.

Câu 3. Đông Nam Á là quê hương của cây trồng nào?

 A. Cây lúa.

B. Cây lúa nước.

C. Cây gia vị

D. Cây lương thực và gia vị

Câu 4.Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

 A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Giao lưu kinh tế- văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ.

 C. Thương mai đường biển rất phát triển

 D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng..

Câu 5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

 A. Thiên niên kỉ II TCN.

B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ X TCN.

Câu 6. Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Các nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.

C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Câu 7. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

 B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

C. Từ thế ỉ X đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

Câu 8. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau:

Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế, đó là…

A. vị trí thuận lợi.

B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

 C. khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây trồng lâu năm phát triển.

D. điểm đến hẫn của thương nhân các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Mã.

 Câu 9. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

 A. Chân Lạp

 B. Pa- gan

C. Cam- pu- chia

D. Sri Vy-giay-a

Câu 10. Nhận định nào sau đây là đúng?

 A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.

 B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của các vương uốc phong kiến Đông Nam Á.

C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo. Câu 11. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

 A. gia vị.

 B. nho.

C. chà là.

D. ô liu.

Câu 12. Kinh đô nhà nước Văn Lang ở đâu?

A. Phong Châu ( Vĩnh Phúc)

B. Phong Châu ( Phú Thọ)

C. Cấm Khê ( Hà Nội)

D. Cổ Loa ( Hà Nội)

Câu 13. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

 A. Lạc hầu

 B. Lạc tướng

C. Bồ chính

D. Xã trưởng

Câu 14. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.

B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.

C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.

D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.

Câu 15. Ý nào sau đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?

A. Có thành trì vững trắc.

B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.

C. Thời gian tồn tại dài hơn.

D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng.

Câu 16. Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ? A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.

B. Kĩ thuật luyện kim ( đặc biệt đúc đồng ) phát triển.

 C. Đã có chữ viết của riêng mình.

 D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề trồng lúa.

 Câu 17. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là

 A. các loại vũ khí bằng đồng.

B. các loại công cụ sản xuất bằng đồng.

C. trống đồng, thạp đồng

 D. cả A và B.

 Câu 18. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 19. Địa danh nào dưới đây KHÔNG phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thành Cổ Loa.

B. Thành Luy Lâu.

C. Thành Tống Bình.

D. Thành Đại La.

Câu 20. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam là

A. Thứ sử.

B. Thái thú.

C. Huyện lệnh.

D. Tiết độ sứ.

Câu 21. Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới cập huyện từ thời kì nào?

A. Nhà Triệu.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Ngô.

D. Nhà Đường.

Câu 22. Ý nào sau đây KHÔNG thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.

B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.

C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.

D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng , dưới biển.

Câu 23. Nghề thủ công nào mới xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?

A. Nghề rền sắt.

B. Nghề đúc đồng.

C. Nghề làm giấy.

D. Nghề làn gốm.

Câu 24. Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc?

A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.

B. Địa chủ người Việt.

C.Nông dân làng xã.

D. Hào trưởng bản địa.

Câu 25. En hãy chọn ý đúng điền vào chỗ trống (…) trong câu sau:

 Thương mại biển thịnh đạt hơn, tạo nền tảng cho sự kết nối buôn bán châu Á và châu Âu, mà sau này gọi là…

A. con đường lạc đà.

 B. con đường gia vị.

C. con đường tơ lụa.

D. con đường châu báu.

Câu 26: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang và Âu Lạc thuộc khu vực nào của nước Việt Nam hiện nay? A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Câu 27: Người đứng đầu một Bộ là?

A. Lạc hầu

B. Lạc tướng

C. Vua Hùng

D. Lạc dân

 Câu 28: Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

A. 218 TCN

B. 207 TCN

C. 208 TCN

D. 179 TCN

Câu 29: Dưới thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?

A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý

B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo

C. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối

D. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.

Câu 30. Ai là người lập ra nhà nước Âu Lạc?

A. Hùng Vương. B. Bà Triệu.

C. Hai Bà Trưng. D. Thục Phán

ai nhanh mình cho 5 xu + 5 điểm phải đúng hết nhé , đừng lừa nhau làm gì cho mệt kkk
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
148
0
0
Hiếu Lê Xuân
20/03/2022 08:43:58
đáp án chính là d

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×