Các văn bản sau có phải văn nghị luận không? Vì sao?
Các văn bản sau có phải văn nghị luận không ? Vì sao ?
a)
Đôi lúc bạn thấy lòng trống vắng, dù đang sống giữa những náo nhiệt, tấp nập. Càng thấy trống trải cô đơn, bạn càng tìm cách đơm thêm những bận rộn, ồn ào.
Nhưng rồi một ngày, bạn nhận ra, nếu muốn lòng mình đủ đầy ấm áp, thật đơn giản, chỉ cần buông nhẹ những điều không nên bận tâm, chỉ cần trút bỏ những lụy phiền rối rắm.
Một chiếc cây xanh lá, cũng đủ tỏa bừng căn phòng rộng rãi, ngăn nắp, sáng gọn. Còn hơn chất chồng nhiều thứ, mà bừa bộn những ưu tư.
Sống tối giản, trong vật chất, và cả trong nghĩ suy.
b)
MƯA THÌ ĐẸP KHÔNG?
Đó có thể là một câu hỏi triết học về nhân sinh vũ trụ, từ hạt mưa nhỏ bé nhìn ra thế giới diệu vợi của những chân lý vĩnh hằng.
Đó cũng có thể là một câu hỏi khoa học tự nhiên về tác dụng, lợi và hợi, cùng sự ứng xử thiện lành với thiên nhiên vạn vật.
Đó cũng đơn giản chỉ là một câu hỏi thường nhật, nếu ở trong phòng ngắm mưa thì đẹp, còn khi đương dở dang ngoài đường phố, mưa thật xấu xí biết nhường nào.
c)
Thỉnh thoảng, từ phòng làm việc nhìn ra, bạn có thể hữu duyên thấy khung cảnh này.
Không khó để nhận ra, nó biểu đạt chân thực và rõ ràng, về một hiện thực xã hội từ lâu đã được gọi tên: sự phân hóa giàu nghèo.
Càng lớn, bạn sẽ càng hiểu được thế thái nhân tình đều dựa trên sự chanh xả hay chua phèn mà đối xử với nhau. Một sự thật không thể sự thật hơn.
Thế nên, chiêm ngắm hình ảnh này, có thể nảy sinh trong bạn: hoặc nguồn năng lượng tích cực: nỗ lực tiến về phía trước để không hối tiếc; hoặc ngược lại: chạnh lòng bâng khuâng về những phi lý trong lẽ đời.
d)
CHỜ NGÀY F0
Đôi mắt bạn chăm chăm nhìn vào kit test. Kết quả 2 vạch sẽ khiến bạn đối mặt với căn bệnh thế kỷ đáng sợ và nguy hiểm. Nhưng nếu chỉ 1 vạch, cũng khiến bạn thở dài mỏi mệt, vì kế hoạch công việc lại lần nữa phải thay đổi nhằm thích ứng với tình hình.
Đáng tiếc là tình huống đó không chỉ xảy ra một lần. Cứ ba bốn ngày, bạn lại phải test, vì hầu như ngày nào bạn cũng tiếp xúc gần với các F0. Dù kết quả ra sao, dương cũng lo lắng, mà âm cũng lắng lo.
F1 choàng việc cho F0. Nghĩa cử anh em nương tựa là lẽ sống ở đời. Nhưng cứ gánh mãi tuần này qua tháng nọ, lần lượt mọi người đều F0, bạn là F1 đã làm nên KPI cho cả tập thể suốt một thời gian dài. Bạn mãi đỉnh.
Rồi cảm giác cứ mỗi lần có một chút thay đổi nhỏ về sức khỏe, cũng khiến bạn suy đoán về cái gọi là triệu chứng tiền Covid-19. Những tháng ngày phập phồng trên đống lửa, thật là sống dở chết dở.
Thế là tất yếu, bạn sanh lòng ý muốn mong đợi ngày trở thành F0. Giới chức y tế và đội ngũ truyền thông đều khuyên bạn từ bỏ ngay và luôn ý nghĩ cực đoan này, vì lợi bất cập hại. Nhưng có lẽ, họ chưa từng rơi vào hoàn cảnh như bạn?
Những tổn thương không chỉ về mặt sức khỏe thân thể, mà còn về khía cạnh tâm lý, từ Covid-19, đã được nhiều công bố khoa học ghi nhận. Thậm chí, hậu Covid-19 cũng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy vậy, ở một diễn biến khác, số phận của những F1 - những người "chờ ngày F0", cũng hứng chịu những mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần.
2 trả lời
108