Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng
ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn
đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kể muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh
trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục
phồn thịnh...”
(Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xác định thể loại của văn bản ấy.
- Đoạn văn trên trích trong văn bản "Chiếu rời đô"
- Do Lý Công Uẩn sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác : Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội).
- Thể loại của văn bản ấy : thể chiếu
Câu 2: Theo tác giả việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì?
⇒ Theo tác giả việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích : muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kể muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân
→ Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |