Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

04/04/2022 13:39:35
Giải bài có thưởng!

Chọn câu trả lời đúng nhất

Học sinh ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào bài làm.
Câu 1:
Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật,
bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào??
A.Từ láy bộ phận
B. Từ láy hoàn toàn
C. Từ ghép đẳng lập
D. Từ ghép chính phụ
Câu 2: Từ láy nào dưới đây thường được dùng để tả dáng đi của người?
A. Thăm thẳm
B. Khập khiễng
C. Hóng hớt
D. Gồ ghề
Câu 3: Nghĩa của từ “ăn” trong câu “Cô ấy ăn ảnh quá!” có nghĩa:
A. Ăn uống, vui chơi nhân dịp nghỉ lễ
B. Hấp thu, nhiễm vào
C. Tiêu hao nhiều nhiên liệu
D. Hợp với nhau, làm cho hài hòa
Câu 4: Từ “Nhìn thấy” trong đoạn thơ
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”

sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 5: Xác định tên gọi cho các cụm từ sau “đã đi chơi”, “đang làm bài tập”,
“không chạy được”
?
A. Cụm động từ
B. Cụm danh từ
C. Danh từ
D. Động từ
Câu 6: Xét về cấu tạo, từ “quần áo” là từ loại gì?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy hoàn toàn
D. Từ láy bộ phận
Câu 7: Dấu chấm phẩy trong câu sau dùng để làm gì?
Tất cả nhân dân đều ra sức chuẩn bị cho kháng chiến: những thanh niên
trai tráng xung phong ra trận; những người dân ở hậu phương ra sức sản xuất để
cung cấp gạo cho tiền phương...”

A. Ngăn cách các vế trong câu ghép
B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu
C. Ngăn cách các chủ ngữ trong câu
D. Ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ
Câu 8: Đâu không phải là cơ sở để giải thích nghĩa của từ?
A. Tra từ điển để biết được nghĩa của từ
B. Đọc nhiều lần từ cần giải thích
C. Dựa vào những từ ngữ xung quanh để hiểu nghĩa của từ
D. Dựa vào các tiếng tạo nên từ để hiểu nghĩa của từ
II. Tự luận (3.0 điểm)
Câu 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy
tội nghiệp bèn rủ Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của
Chim Én rất giải dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm
vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui
tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay,
việc gì ta phải gánh trên vai hai con én này cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh
nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há
mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
1. Văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” được kể theo ngôi thứ mấy?
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
2. Giải thích nghĩa của từ “sáng kiến”.
3. Đọc xong văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn”, em rút ra bài học gì?
(Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5-7 dòng)
Câu 2. Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu thơ
sau:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam có rất nhiều truyền thuyết hay và ý
nghĩa. Hãy viết bài văn kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” từ khi Gióng ra
đời đến khi Gióng đánh thắng giặc Ân bằng lời văn của em.

 
0 trả lời
Hỏi chi tiết
228

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo