Cho ví dụ minh họa của từng loại Vi phạm pháp luật và vi phạm pháp lí
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng lệch chuẩn xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp nhận diện hiện tượng xã hội này, phân biệt chúng với các hiện tượng lệch chuẩn khác, từ có có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và giảm thiểu hiện tượng này.
Một hiện tương xã hội được coi là vi phạm pháp luật khi có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
– Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người
Hành vi thực tế của con người có thể được thể hiện bằng lời nói, thao tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.
Pháp luật đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người nhằm xác lập và duy trì trật tự xã hội. Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội chính thức thể hiện quan điểm của mình trong việc khuyến khích hay ngăn cấm một hành vi cụ thể nào đó. Do vậy phải có hành vi thực tế của chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không.
– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp luật bị coi là hành vi trái pháp luật. Đó có thể là hành vi bị pháp luật cấm, hành vi vượt quá sự cho phép của pháp luật, hành vi không thực hiện sự bắt buộc của pháp luật hay hành vi thực hiện không đúng cách thức mà pháp luật yêu cầu.
– Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau. Khả năng nhận thức ở đây được hiểu là, chủ thể hiểu rõ hành vi của mình là đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội. Khả năng điều khiển được hiểu là, trên cơ sở của nhận thức, chủ thể có thể chủ động, tích cực, quyết tâm thực hiện hành vi mà họ cho là phù hợp với chuẩn mực xã hội, kiềm chế không thực hiện hành vi nếu cho rằng nó đi ngược lại lợi ích xã hội.
– Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể
Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện một cách xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
Các dấu hiệu trên đây là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật.
Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:
– Mặt khách quan của vi phạm pháp luậtMặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả của các hành vi đó và những yếu tố như thời gian, địa điểm, cách thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật…
– Mặt chủ quan của vi phạm pháp luậtMặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ diễn biến tâm lý của chủ thể khi vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ và mục đích.
Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi đó. Có 2 loại lỗi cơ bản bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý, lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý bao gồm lỗi vô ý vì quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp nhận thấy trước được hậu quả nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp chủ thể không nhận thấy trước hậu quả đó mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
– Chủ thể của vi phạm pháp luậtChủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã có hành vi vi phạm pháp luật.
– Khách thể của vi phạm pháp luậtKhách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
Các loại vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật được chia thành 4 loại: Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật nhà nước và vi phạm dân sự
– Vi phạm hình sự là hành vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại những quan hệ xã hội quan trọng nhất, theo quy định pháp luật phải bị xử lý hành sự.
Ví dụ: A 20 tuổi, A vì có xích mích với B nên muốn dạy cho B một bài học, một hôm A hẹn B ra chỗ vắng người và dùng gậy đánh B một trận khiến B bị thương khá nặng, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 20%. Như vậy, hành vi của A là hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
– Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lực pháp lý thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không bị coi là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Ví dụ: A 30 tuổi, A dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Như vậy, A sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Vi phạm kỷ luật nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Chủ thể vi phạm là những cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước.
Ví dụ: Sinh viên sử dụng điện thoại trong phòng khi trong khi việc sử dụng điện thoại trong phòng thi là bị cấm
– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản. Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.
Ví dụ: A cho B thuê nhà, khi thuê nhà B có đặt cọc cho A số tiền 2 triệu đồng, trong hợp đồng quy định nếu B đã thuê đủ 3 tháng và không tiếp tục thuê nữa thì A sẽ trả lại B số tiền đặt cọc là 2 triệu đồng. Tuy nhiên, khi B đã thuê đủ thời gian 3 tháng và chuyển đi không thuê nữa thì A lại không chịu trả số tiền đặt cọc theo như đã quy định trong hợp đồng. Như vậy, A đã vi phạm dân sự.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |