Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau cuộc Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) trên toàn cõi Đông Dương, ở Đà Nẵng bọn Nhật một mặt khống chế lực lượng quân Pháp, một mặt đưa Tôn Thất Gián và Nguyễn Khoa Phong lên làm Tỉnh trưởng Quảng Nam và Đốc lý Đà Nẵng, nhanh chóng tổ chức bộ máy hành chính, quân sự và các tổ chức đoàn thể xã hội thân Nhật.
Các đảng phái chính trị như Cao Đài, Đại Việt… cũng nhảy ra chính trường hoạt động.
Sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện (15-8-1945) thì lực lượng quân Nhật từ Bình Định đến Quảng Nam gom dồn về Đà Nẵng, số lượng lên đến 5.000 tên. Đây là mối lo ngại lớn của ta khi nổ ra khởi nghĩa, mặc dù thực lực cách mạng ở nội thành cũng như ngoại thành khá mạnh.
Thông qua cơ sở, viên tư lệnh quân Nhật muốn tìm gặp đại diện của Việt Minh để đảm bảo sự an toàn cho chúng. Ông Lê Văn Hiến được cử tới thương lượng, yêu cầu quân Nhật án binh bất động, không can thiệp vào công việc nội bộ của ta, và ngược lại, ta sẽ liên lạc với lực lượng cách mạng ở Quảng Ngãi, đề nghị chấm dứt tấn công quân Nhật, để chúng thu nhặt thương binh và số lính Nhật chết trên chiến trường.
Nhờ sách lược phân hóa và trung lập quân Nhật, việc giành chính quyền ở Đà Nẵng chủ yếu dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng trên hình thức lập chính quyền cách mạng bằng những cuộc mít tinh ra mắt Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời ở từng khu vực, không biểu dương lực lượng một cách rầm rộ.
Do gặp trục trặc khi đi Quảng Ngãi bàn bạc với những người lãnh đạo cách mạng ở đây đảm bảo an toàn để quân Nhật “án binh bất động”, ông Lê Văn Hiến về muộn.
Tám giờ sáng ngày 26-8-1945, khi tiếng còi tầm thành phố vừa cất lên, tất cả các cơ sở, nhà máy đều bị các toán Việt Minh đột nhập, chiếm lĩnh, treo cờ, giăng biểu ngữ, tập hợp công nhân, viên chức đọc lệnh khởi nghĩa, tuyên bố xóa bỏ chính quyền điều hành cũ, thiết lập trật tự mới của cách mạng. Các đội tự vệ được phân công canh gác, bảo vệ các trụ sở. Đến 9 giờ sáng, cờ đỏ sao vàng treo ngập khắp thành phố báo tin mảnh đất “nhượng địa” từ đây trở về với Tổ quốc Việt Nam độc lập.
Tại Tòa đốc lý, ông Lê Văn Hiến nhân danh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, có lực lượng vũ trang hộ tống tiến vào cổng chính, tiếp nhận con dấu và hồ sơ của đại diện chính quyền bù nhìn Nguyễn Khoa Phong trao lại cho chính quyền cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên thay thế cho lá cờ quẻ ly. Đây là thời điểm xác định thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành một cuộc nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền.
Sáng ngày 28-8-1945, tại sân vận động thành phố, gần ba vạn đồng bào Đà Nẵng, chỉnh tề trong đội ngũ mang theo cờ, băng tham gia cuộc mít tinh trọng thể mừng độc lập và lễ ra mắt Ủy ban Nhân dân lâm thời của thành phố.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |