Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn 4 mùa xuân nho nhỏ

Phân tích đoạn 4 mùa xuân nho nhỏ
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
158
1
0
Quỳnh Mai
14/04/2022 19:42:11
+5đ tặng

Xúc động trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và cách mạng, Thanh Hải muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân rộng lớn của thiên nhiên, của đất nước:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến."

Với nghệ thuật điệp ngữ "Ta làm" nhằm nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ thật khiêm nhường và chân thành, tha thiết. Thanh Hải chỉ xin làm con chim nhỏ dâng tiếng hót cho đời, một cành hoa để tô thêm sắc thắm của mùa xuân đất nước. trong bản hòa ca rộn ràng tưng bừng muôn nốt nhạc tươi vui, nhà thơ xin được làm một nốt trầm nhưng đủ xao xuyến lòng người. Ở đây có sự chuyển đổi đại từ "tôi - ta". "Tôi" chỉ riêng cá nhân nhà thơ. "Ta" vừa diễn tả cái riêng của nhà thơ vừa nói đến mọi người. Từ ước nguyện của bản thân, Thanh Hải muốn gửi đến mọi người một thông điệp: sống phải có ích, sống phải cống hiến dù ít và sống phải hòa nhập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khang
14/04/2022 19:42:22
+4đ tặng

Thanh Hải là nhà thơ đi qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông dành cả cuộc đời cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Ngay đến cả những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải vẫn khát khao được gắn kết với mạch nguồn cuộc sống, với trái tim lớn dân tộc, cống hiến sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc dựng xây đất nước. Ý nguyện cao đẹp ấy được trình bày trong khổ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác phẩm cuối cùng mà nhà thơ gửi lại cho đời.

“Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thanh hải. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ, mong ước được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Chưa bao giờ đất nước đẹp tươi hơn thế. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.

Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam. Hân hoan, tự hào và trách nhiệm, nhà thơ muốn hóa thành một phần vẻ đẹp ấy:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa .
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Điều tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong dàn hợp xướng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.

Bao trùm tất cả, ông ước nguyện hoá thành “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ, âm thầm dâng hiến toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp cùng mọi người. Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.

“Dù là tuổi hai mươi.
Dù là khi tóc bạc”

Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót được tác giả phác hoạ ở phần đầu bài thơ giờ đây lại trở lại trong khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào. Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. Trong bài “một khúc ca xuân” Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”

Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.

“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa. Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng mỗi người. Khổ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là kết tinh rực rỡ của sức sống mãnh liệt và tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ một lòng sống vì nhân dân, vì đất nước.

0
0
Tr Hải
14/04/2022 19:43:02
+3đ tặng

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Ông nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm mang lời tâm tình tha thiết. Trong đó, Mùa Xuân Nho Nhỏ là tác phẩm nổi bật được nhiều người đọc yêu thích. Bài thơ không chỉ là bức tranh mùa xuân tươi đẹp mà còn là khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành. Khổ thứ thứ 4 và thứ 5 chính là đoạn thể hiện rõ ràng nhất ước vọng của nhà thơ. Ông muốn hiến dâng cuộc đời cho mùa xuân chung của đất nước, dân tộc.

Những lời thơ bình dị trong khổ 4, 5 chính là lời tâm tình của tác giả muốn gửi gắm. Đi sâu vào từng đoạn qua những luận điểm sẽ giúp mỗi người cảm nhận được sâu sắc hơn.

Nội dung chính của khổ thơ thứ 4 chính là khát vọng được hòa nhập và mang niềm vui đến cho đời.

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

Trong 4 câu thơ này, ta giả đã sử dụng 3 điệp từ “ta” nghe rất bình dị và thân thuộc. Đi kèm là nhịp thơ dồn dập thể hiện khát vọng một cách rõ nét. Nhân vật trữ tình ở đây “muốn làm con chim hót” để góp tiếng hót cho đời; “muốn làm một cành hoa” để hương sắc cuộc sống thêm rực rỡ; Những ước mong ấy thật ra vô cùng giản dị và bình thường. Ông chỉ mong cho mùa xuân của đất nước lúc nào cũng ngập tràn hương sắc và tươi mới.

“Ta nhập vào hòa ca” chỉ mong là “một nốt trầm” không hề ồn ào mà lặng lẽ để cho âm thanh của mùa xuân vui tươi hơn.

Sở dĩ tác giả sử dụng từ “Ta” để nói lên ước nguyện vì ông biết đó là khát vọng chung của nhiều con người, không riêng gì ông. Bất kỳ ai với tấm lòng yêu nước và tâm hồn nghệ sĩ đều mong muốn hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến cho đất nước. Đặc biệt là những con người có lòng dũng cảm luôn nguyện hi sinh vì sự phồn vinh cho đất nước.

Khổ thơ thứ 5 chính là ước nguyện cống hiến một cách chân thành chẳng màng tuổi tác. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ lúc này được nhắc đến như cuộc đời của mỗi người. Để có được mùa xuân lớn cho đất nước, mỗi người nên góp mùa xuân nhỏ bé của mình vào đó. Như vậy, mùa xuân lớn ấy mới thật sự rực rỡ. Trong hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng từ láy như “lặng lẽ”, “nho nhỏ” để chúng ta thấy được nhân cách sống cao đẹp của con người. Mọi điều trong cuộc đời đều hướng đến lợi ích chung của dân tộc. Đồng thời, tác giả cũng cho thấy sự đối lập giữa cái nhỏ bé của con người với không gian rộng lớn của đất nước ta.

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Nhà thơ chỉ âm thầm lặng lẽ muốn cống hiến cho đời chẳng cần ai biết hay phô trương tiếng tăm. Cho dù khi trẻ hay đến “khi tóc bạc”, nhà thơ vẫn nguyện âm thầm cống hiến. Tuổi tác thay đổi nhưng khao khát hiến dâng cuộc đời chẳng thể nào đổi thay.

Đồng thời, hai câu thơ còn cho chúng ta thấy được thái độ quyết tâm dù có trở ngại thì vẫn luôn quyết tâm thực hiện lời hứa đó. Lương tâm của nhân vật luôn kiên trì vượt qua thử thách của cuộc đời để mãi là mùa xuân nho nhỏ cho đời.

Thông qua việc phân tích khổ 4 5, chúng ta đã phần nào thấy được những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Ông không chỉ sử dụng từ láy mà còn rất nhiều điệp từ độc đáo để diễn tả ước nguyện. Thêm vào đó là những hình ảnh đẹp vô cùng quen thuộc và giải dị. Đi kèm là những ngôn từ tinh tế gợi lên cảm xúc một cách nhẹ nhàng.

Và đặc biệt hơn cả chính là phép so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Tất cả những yếu tố này đã phần nào tạo nên sự đặc sắc trong thơ ca của Thanh Hải. Chính yếu tố đó đã góp phần làm cho bài thơ trở nên giá trị hơn về mặt nội dung, ý nghĩa.

Như vậy, khi phân tích khổ 4 5 bài Mùa Xuân Nho Nhỏ, chúng ta đã thấy được ý thức, trách nhiệm với quê hương đất nước của tác giả. Thêm vào đó là khao khát được cống hiến cả mùa xuân cho đời, chỉ mong đất nước mãi rực rỡ.

Ngoài ra, tác giả còn muốn gửi gắm thông điệp cho tất cả mọi người. Để mùa xuân đất nước mãi tươi đẹp thì mỗi cá nhân đừng quên đóng góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình.

Phân tích khổ thơ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 4

Trong bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông thì có lẽ ai cũng thích mùa xuân của đất trời. Mùa xuân là mùa của những loài hoa nở rộ, là mùa của những chú chim hót trên những cành cây xanh. Tác giả Thanh Hải đã cho ra một bài thơ khi ông đang nằm trên giường bệnh. Một bài thơ nói về mùa xuân thơ mộng, trữ tình đó là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Thanh Hải đã thể hiện tâm nguyện thiết tha, cảm động trong hai khổ thơ bốn và năm:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào ca một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên lòng tự hào, lạc quan, tình yêu đối với đất nước, dân tộc của Thanh Hải.

Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế. Đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và tâm niệm của một nhà cách mạng, ông là một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước.

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa .
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Điệp ngữ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, dù có nhỏ bé nhưng Thanh Hải vẫn muốn dâng hiến cuộc đời của mình cho quê hương đất nước. Ước nguyện được làm một tiếng chim, làm một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân là tác giả đã nguyện hy sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, chân thành, giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, ngọt ngào.

Điệp từ “ta” như là một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó như là lẽ sống cao đẹp. Đó là lẽ sống không kể gì đến tuổi tác.

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Thái độ “lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động trước ao ước của tác giả dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối câu như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn trong bài thơ.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng.

“Một mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế mới, chuẩn bị ra đi mãi mãi.

Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… Và bài thơ này cũng chính điều cả cuộc đời ông. Ông đã giãi bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được ở cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.

Tóm lại, những ước nguyện thật khiêm tốn giản đơn nhưng lại đầy ý nghĩa, tác giả thật là một người đáng kính nể. Luôn muốn dâng hết tất cả cuộc đời mình cho đất nước.

0
0
Lê Vũ
14/04/2022 19:44:15
+2đ tặng
Thanh Hải là một nhà cách mạng, một nhà thơ đã dành cả cuộc đời của mình cho cuộc chiến tranh giành lại độc lập của dân tộc. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông vẫn nuôi một khát khao mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, được trở thành một mùa xuân nhỏ điểm tô sắc màu vào mùa xuân vĩ đại của đất nước. Tâm niệm cao đẹp ấy của ông được thể hiện rõ nét qua khổ 4, 5 của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm như một khúc ca rộn rã cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho cuộc đời.

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì đến khổ thứ 4, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”


 
Đoạn thơ như một khúc ca mang giai điệu ngọt ngào đến cho người đọc. Điệp từ “ta làm” được sử dụng như một cách bày tỏ ước nguyện chân thành của thi nhân. Nhà thơ muốn trở thành một con chim nhỏ để cất tiếng hót mua vui cho đời, muốn làm một cành hoa để điểm tô sắc thắm cho mùa xuân của đất mẹ. Những hình ảnh trên đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.

Nếu như ở những đoạn thơ trước, hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã hiện hữu trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, thì giờ đây, nó được sử dụng để thể hiện lẽ sống cao đẹp của một con người nhỏ bé. Mong muốn sống có ích, mong muốn được góp một phần tinh túy của mình vào mùa xuân của đất nước chính là tâm niệm lớn nhất của nhà thơ, nhà cách mạng này!

Cái “tôi” của thi nhân trong những phần đầu của bài thơ đã chuyển thành cái “ta” chung. Đây chính là cách nhà thơ khẳng định không chỉ riêng mình, mà còn rất nhiều những con người đang thầm lặng cống hiến sức mình cho mùa xuân chung đều có những lẽ sống cao đẹp như thế.

Với hình ảnh “nốt trầm” và cách lặp từ “một”, ta có thể thấy những ước nguyện của tác giả thật chân thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!

Đoạn thơ cuối cùng chính là ước nguyện được cống hiến không kể tuổi tác hay bệnh tật:

“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện cho một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người, mỗi sự cống hiến đều được ví như một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ Quốc. Chỉ một màu sắc đẹp, chỉ một vẻ tinh túy riêng của mỗi người đã có thể giúp cho mùa xuân của đất nước thêm phần sắc thắm và rạng rỡ.

Đó cũng chính là ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ, ước nguyện được làm việc, được hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng cho quê hương đất nước bất chấp cả thử thách của thời gian, tuổi tác:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Hai câu cuối của khổ 5 mang một âm điệu rắn rỏi cùng điệp từ “dù là” đã góp phần khẳng định sự tự tin trước mọi khó khăn, trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, về già cũng có thể tiếp tục âm thầm góp sức nhỏ vào công cuộc chung. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, với quê hương đất nước, khát vọng được cống hiến dường như đã trở thành một lẽ sống đi theo tác giả cả một đời thầm lặng.

Đây nào phải ước nguyện của riêng nhà thơ, mà nó còn là một lời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên một đất nước yên bình trong tương lai. Cái tâm nguyện cao đẹp này, dường như ta cũng đã từng bắt gặp nó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Nào chỉ có Tố Hữu, ta cũng có thể tìm thấy sự hi sinh thầm lặng, cống hiến tài năng, sức trẻ cho cuộc đời trong nhiều tác phẩm văn học khác. Đó là nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đó là những ý thơ đẹp của của Nguyễn Sĩ Đại trong thi phẩm Lá xanh, đó là những người không tên không tuổi đang ngày đêm làm việc vì trách nhiệm với Tổ quốc mà ta chẳng thể nào biết. Họ chính là những “mùa xuân nho nhỏ” đang góp sức mình vào công cuộc chung, vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc.


 
Khổ thơ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ đã làm xôn xao tâm hồn người đọc bởi nguyện ước chân thành mà khiêm tốn của nhà thơ. Đẹp hơn cả là đó nào phải nguyện ước của riêng Thanh Hải, mà nó còn là nguyện ước của rất nhiều người đang âm thầm lặng lẽ hi sinh cho đời. Đọc những vần thơ trên, ta tự nhủ phải làm gì mới không hổ thẹn với những người đã đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm với Tổ quốc thiêng liêng? Điều đó nằm ở những suy nghĩ và hành động ngày hôm nay của bạn!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×