Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:
- Người anh: Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ.
Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.
Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.
- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện
Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình.
Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".