Bát ăn bát để (của ăn của để)→ Không chỉ đầy đủ, sung túc mà còn có của tích lũy, để dành.
Thắt lưng buộc bụng→ Chỉ sự tiết kiệm, dè sẻn trong chi tiêu, không tiêu xài hoang phí, chỉ tiêu những thứ cần thiết để dành dụm tiền cho việc khác. Câu thành ngữ này thường được dùng trong hoàn cảnh khó khăn, khi con người cần phải tiết kiệm để trang trải cho cuộc sống.
Bóp mồm bóp miệng→ Chỉ việc chi tiêu tiết kiệm, hạn chế hết mức cần thiết những việc không cần thiết.
Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
→ Mỗi ngày ăn một ít, tiết kiệm một ít, nếu ăn nhiều thì chúng ta sẽ chẳng còn gì.
Ăn phải dành, có phải kiệm→ Ý chỉ phải biết dành dụm, tiết kiệm cho tương lai, giảm thiểu lãng phí.
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm→ Nếu bạn biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, làm ăn có kế hoạch thì sẽ được no đủ.
Làm khi lành để dành khi đau→ Lúc khỏe mạnh, còn trẻ phải lo làm ăn, dành dụm, phòng khi đau ốm, già yếu. Nói cách khác, chúng ta phải biết tiết kiệm để đề phòng những rủi ro trong cuộc sống.
Tích tiểu thành đại→ Nếu biết kiên trì dành dụm, tiết kiệm từng chút một thì bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Ăn chắc, mặc bền→ Thể hiện tinh thần tiết kiệm, ăn sao cho no lâu, mặc sao cho lâu bền, không cần phải quá hoang phí. Ngoài ra, câu nói này cũng để cao chất lượng hơn hình thức bên ngoài.
Ở đây một hạt cơm rơiNgoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
→ Để làm ra hạt gạo, hạt cơm, người nông dân phải làm lụng rất vất vả. Vì vậy, chúng ta phải học cách tiết kiệm và biết quý trọng cả hạt cơm bé nhỏ.
Làm người phải biết tiện tầnĐồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
→ Chỉ con người phải biết tiết kiệm, dành dụm; đủ ăn, đủ mặc thì đừng tiêu xài hoang phí.