Các tật của mắt:
Cận thị:
- Nguyên nhân:
+ Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc.
+ Do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu.
+ Do việc học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thiếu khoa học, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, tư thế không phù hợp...
+ Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh hoặc di truyền.
- Biện pháp phòng, trị:
+ Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.
+ Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.
+ Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.
+ Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
+ Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn.
*Viễn thị:
- Nguyên nhân:
+ Do bẩm sinh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong
+ Do không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập và làm việc hằng ngày, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả năng phồng lên.
+ Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa mất tính đàn hồi không phồng lên được.
+ Do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt: hiếm gặp.
- Biện pháp phòng, trị:
+ Khám mắt định kỳ
+ Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp
+ Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn các loại thực phẩm hoa quả tươi và rau màu như cà rốt, khoai lang và dưa hấu có chứa vitamin A và beta carotene.
+ Tránh hút thuốc
+ Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng
+ Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường
+ Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chắn tia cực tím
+ Đeo kính đúng theo y lệnh của bác sĩ
Loạn thị
- Nguyên nhân: bất thường về hình dạng của giác mạc
- Biện pháp khắc phục:
+ Học tập và làm việc tại nơi đủ ánh sáng.
+ Cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng.
+ Khi có các triệu chứng bệnh cần đi kiểm tra và điều trị sớm.
+ Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt
Là học sinh trong sinh hoạt và học tập cần chú ý để hạn chế các tật về mắt:
+ Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.
+ Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.
+ Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.
+ Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
+ Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn.