Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận 8 câu đầu và 8 câu cuối đoạn trích tình cảnh lẻ loi..

Các e chú ý 1 số đề: cảm nhận 8 câu
đầu và 8 câu cuối đoạn trích tình cảnh
lẻ loi... Cảm nhận 12 câu đầu trao duyên
và 12 câu giữa chí khí anh hùng từ câu
nàng rằng..
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
116
1
0
Thiện Khiêm
08/05/2022 07:52:54
+5đ tặng

Truyện Kiều trong nền văn học trung đại cũng như trong cả nền văn học Việt Nam được xem là một kiệt tác văn học có nhiều giá trị. Làm nên giá trị của truyện không chỉ bởi nghệ thuật đặc sắc mà còn bởi nội dung có nhiều nét tiến bộ, được xem là bước đi vượt bậc gần hai trăm năm của Nguyễn Du trong giới văn nhân nho sĩ thời bấy giờ. Với nhân vật trung tâm là nàng Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn cùng với cuộc đời 15 năm sóng gió vô định của nàng, Nguyễn Du đã lột tả được những hiện thực tàn nhẫn, thối nát của xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện các giá trị nhân đạo sâu sắc khi coi trọng đề cao vẻ đẹp của con người, xót thương cho những số phận nhiều đớn đau, bất hạnh, được biết là người phụ nữ trong xã hội cũ. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích đặc sắc của Truyện Kiều, ở 12 câu đầu tác giả đã nêu bật được vẻ đẹp sắc sảo, thông minh vốn sẵn tính trời của Thúy Kiều, cũng như cách nàng mạnh mẽ chống chọi với đợt sóng gió đầu tiên trong cuộc đời.

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Thúy Kiều quả là một nhân vật nữ có nhiều bất hạnh trong cuộc đời, những bi kịch của nàng hầu như bao gồm tất cả những nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải gánh chịu. Từ nỗi đau thân phận bọt bèo không có tiếng nói, bị cường quyền chèn ép dẫn tới nhà tan cửa nát đến nỗi đau bán thân làm lẽ cho người, chịu cảnh chồng chung, rồi nỗi đau ly biệt với người mình yêu thương, buộc phải từ bỏ tình yêu vì chữ hiếu, cho đến cuối cùng là nỗi đau bị sỉ nhục, chà đạp ở chốn phong trần, thanh y hai lượt thanh lâu hai lần đầy tủi hổ. Kiều có một xuất phát điểm cao, con nhà giàu có, sống trong nhung lụa ngọc ngà lại có một tình yêu đẹp với Kim Trọng.

Vốn mọi sự đang diễn ra êm đềm thì bất ngờ gia biến xảy đến, cha và em của Thúy Kiều bị vu oan rồi tống giam, tất cả tài sản đều bị tịch thu. Đối diện với biến cố lớn như thế, Kiều không còn cách nào khác chỉ đành nhờ người mối mai bán mình, để kiếm tiền cứu cha và em, đồng thời bội ước với Kim Trọng. Sau khi đã giải quyết xong chuyện nhà, cha và em được cứu, Kiều mới quay lại nhìn về tình yêu dang dở của mình. Nhớ đến Kim Trọng, Kiều lại càng đau khổ và dằn vặt trong suy nghĩ vì nghĩ bản thân đã làm chuyện có lỗi với người yêu. Trong lúc ấy nàng hết lòng suy nghĩ chuyện tạ lỗi, cũng như bù đắp cho chàng Kim, để trả món nợ duyên tình gãy gánh, cuối cùng nàng mới nghĩ ra một cách là nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, nhờ em gái giúp mình chăm sóc đỡ đần chàng Kim một đời. Tuy nhiên việc gán ghép, tình chị duyên em ấy không phải là dễ mở lời, đặc biệt khi Thúy Vân còn quá nhỏ để hiểu hết những nỗi đau khổ, dằn vặt trong lòng Kiều. Biết vậy Thúy Kiều đã gọi em gái đến và lựa lời nhờ cậy rằng:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Kiều rất khéo léo khi sử dụng hai chữ “cậy” và “chịu”, “cậy” mang nghĩa nhờ cậy, thể hiện tấm lòng tha thiết, mong đợi được giúp đỡ, gần như là khẩn khoản xin Vân nhận lời. Trong khi đó “chịu” lại ngầm thể hiện sự khó khăn của việc trao duyên cho Vân, cũng như chuyện Vân đồng ý là không dễ dàng, bộc lộ sự thấu hiểu và khó xử của Thúy Kiều khi phải mở lời cậy nhờ em gái. Tiếp đến hành động bảo em gái ngồi lên ghế sau đó cúi lạy lại cũng là một cử chỉ tinh tế, Kiều làm vậy không chỉ muốn đưa Thúy Vân vào thế không thể từ chối lời chị mà còn bày tỏ tấm lòng thành của nàng trước Thúy Vân, rằng bản thân đã nợ em gái một lần ân nghĩa mà cả đời cũng không thể trả, chỉ mong rằng sau lần vái lạy, mong Vân hãy nể tình ruột thịt mà đồng ý giúp đỡ.

Thấy những hành động trang trọng, khác thường của chị, bản thân Thúy Vân dù chưa hiểu chuyện gì thế nhưng mặc nhiên là nàng khó có thể mở lời từ chối, bởi lẽ Kiều dường như là đang ngầm cầu xin Thúy Vân giúp đỡ, lấy thân phận của người chịu ơn nói với em gái. Sau đó nữa Kiều đã thẳng thắn nói với Vân”

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Giọng điệu quyết đoán, mạnh mẽ khẳng định mối duyên với Kim Trọng đã “đứt gánh”, mong rằng từ nay Vân sẽ thay mình “chắp mối” duyên tình dang dở. Kiều cũng thấu hiểu nỗi băn khoăn và khó xử của Thúy Vân, nàng lại ôn tồn, lặng lẽ kể lại câu chuyện tình yêu tốt đẹp của mình với chàng Kim:

Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”,

Câu thơ bộc lộ tình yêu sâu sắc, lời hẹn thề ước định chung thân, mối nhân duyên tốt đẹp chỉ chờ ngày đơm hoa kết trái. Thế nhưng đớn đau thay “Sự đâu sóng gió bất kỳ/Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”. Đứng giữa chữ hiếu và chữ tình Kiều đành chọn gia đình, chọn bội ước, từ bỏ tình yêu để cứu cha và em, dù đau xót nhưng Kiều cũng chẳng thể làm khác. Nói đến đây, phận là em, là con trong gia đình hẳn Thúy Vân lại càng thấu hiểu và thông cảm cho những nỗi khổ tâm của chị mình, có lẽ lòng nàng cũng dần xuôi theo ý định của Thúy Kiều. Nhưng Kiều không dừng lại ở đó, nàng cũng bộc lộ tấm lòng thông cảm cho Thúy Vân, khi thấy em phải thay mình lấy Kim Trọng, một người mà cô không thương, phải gắn bó cả cuộc đời mà không nắm chắc được hạnh phúc điều ấy được thể hiện trong câu nói của Thúy Kiều rằng “Ngày xuân em hãy còn dài”. Ý chỉ Thúy Vân cuộc đời tươi đẹp hãy còn đang chờ ở phía trước, dù rằng có thể khởi đầu này không phải là khởi đầu mà nàng hoàn toàn mong đợi, thế nhưng ít ra có lẽ nàng vẫn được một chút bình yên. Câu thơ cũng thể hiện nỗi chạnh lòng xót xa của Kiều khi đối diện với thực tại, khi phải trao duyên cho em gái, tuổi xuân của Vân còn dài, vậy của nàng chẳng lẽ ngắn, ấy thế nhưng cuối cùng nàng vẫn phải chịu bất hạnh, phải rời xa quê hương, chịu cảnh làm thiếp thất, nói không đau, không sầu khổ thì là nói dối. Trong nỗi đau đớn, dằn vặt ấy Kiều tiếp tục nỉ non từng lời với Thúy Vân:

“Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Câu thơ là những lời khẩn khoản, thiết tha nhất mà Kiều dành cho em gái, cũng là biện pháp hữu hiệu cuối cùng để khiến Thúy Vân mềm lòng đồng ý lấy Kim Trọng. Kiều đã khéo léo đánh vào tâm lý của em gái, khi đề cập đến tình chị em ruột thịt, mong em gái thương xót mình mệnh khổ. Không chỉ thế lời Kiều ai oán, thê lương, càng đem đến hiệu ứng dường như ấy là lần cuối cùng Kiều nhờ vả Thúy Vân. Mà chỉ khi hoàn thành chuyện này, thì lòng nàng mới thôi day dứt, mới có thể yên tâm rời đi, cho dù “thịt nát xương mòn” hay về nơi chín suối Kiều cũng chấp nhận. Chỉ mong rằng có thể trả hết nợ ân nghĩa thế gian, trước là cha mẹ, sau là người yêu mà Vân là người duy nhất Kiều có thể tin tưởng và nhờ cậy chuyện trọng đại như này. Cũng hy vọng rằng chàng Kim Trọng một khi quay lại, không tìm thấy nàng thì cũng bớt đi phần đau khổ, mà có thể bắt đầu cuộc sống mới với Thúy Vân, một đời hạnh phúc ấm êm.

Mười hai câu đầu của đoạn trích Trao duyên đã bộc lộ rõ tính cách, cũng như sự thông minh, quyết đoán, khéo léo và mạnh mẽ của Thúy Kiều trong công cuộc thuyết phục trao duyên cho em gái, trả món nợ ân tình với Kim Trọng. Đồng thời cũng bộc lộ những nỗi đau khổ, dằn vặt sâu sắc của nàng khi bên này vừa từ bỏ tình yêu, chấp nhận bán thân làm lẽ để cứu cha, thì ngay sau đó lại phải nhọc lòng suy nghĩ việc bù đắp, tạ lỗi với chàng Kim, vẻ đẹp nhân cách đáng quý, sống có tình có nghĩa trước sau của Thúy Kiều, xứng với cái danh tài sắc vẹn toàn của nàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nam Bui
10/10/2022 20:38:41

a. Những hành động của người chinh phụ:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”

* Cả ngày dài cô đơn, người chinh phụ dạo trong hiên vắng, nàng vừa đi vừa thầm đếm bước chân mình, như đếm từng ngày chồng đi. Trong bước chân tưởng như lặng lẽ của nàng mang nỗi lòng cuồn cuộn những ưu phiền, lo lắng, bồn chồn cho tính mạng người thân ở nơi chiến trường kia. Như người cung nữ cô độc đáng thương trong “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều: “Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”, bước chân này khác hẳn với bước chân nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: “Xăm xăm băng lối vừa khuya một mình.” Bước chân của Thúy Kiều hạnh phúc, vui vẻ khi được đi gặp người yêu, còn bước chân người chinh phụ nặng trĩu tâm tư và thương nhớ, xót xa.

* Người chinh phụ ngồi bên cửa sổ, hết buông rèm lại cuốn rèm. Những hành động vô thức ấy lặp đi lặp lại nhiều lần, nàng chẳng quan tâm mình đang làm gì vì tâm trí, tình cảm đã dồn hết vào nỗi lo, nhớ nhung dành cho người chồng ở biên ải chưa biết bao giờ trở về.

* Các tính từ “vắng”, “thưa” tạo nên không gian thưa thớt, trống trải, tô đậm nỗi cô đơn, tủi buồn của người chinh phụ. Các từ “từng” và “đòi” (nhiều) cũng cho thấy sự lặp lại vô thức những hành động vô nghĩa của người vợ có chồng đi đánh trận, tháng ngày lẻ loi của nàng đã dài lê thê.

=> Qua hành động “dạo hiên”, “ngồi”, cuốn rèm, buông rèm, tâm trạng người chinh phụ với những ngổn ngang lo lắng, buồn phiền được miêu tả rõ rệt, tấm lòng nàng dành cho chồng khiến người đọc 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×