Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam (TK XVI – XVIII). Giải thích Nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển?

Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam (TK XVI – XVIII). Giải thích Nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển?

Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì?

Câu 3: Tóm tắt các chính sách về chính tri, đối ngoại của nhà Nguyễn. Những chính sách đối ngoại đã tác động đến tình hình đất nước như thế nào?

Câu 4: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ, và rút ra nhận xét?

Câu 6: Vì sao nhà Nguyễn rất chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

Câu 7: Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong?

Câu 8: Nghệ thuật ở nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX có những gì đặc sắc so với các thế kỉ trước?

Câu 9: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 10: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
( Giải từng câu cx đc ạ, tại e mún tham khảo í kiến, vs e đag gấp lắm ạ huhu)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
336
1
0
Thanh Vân
08/05/2022 09:24:07
+5đ tặng

Câu 1:Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII

– Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến => nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.

– Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.

 + Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng nhất là ở Đàng trong.

Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền

 + Thuỷ lợi được củng cố.

 + Giống cây trồng càng phong phú.

 + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.

– Ơ cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Câu 2 :

– Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Câu 3 :

– Về chính trị: 
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm l806, lên ngôi Hoàng đế. 
+ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương ; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm l8l5. 
– Các năm 183l- l832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. 
– Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài. 
– Về ngoại giao: 
+ Các vua Nguyễn thán phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. 
+ Đối với phương Tây: nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc ‘bế quan, tỏa cảng”. Điều đó, càng thúc đẩy việc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Câu 4:

  • Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất ở kinh đô Phú Xuân. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương.
  • Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)
  • Chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên)
  • Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.
Câu 6:Ở đầu thế kỉ 19, dù nhà Nguyễn Đức chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác tăng nhưng ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào, cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng lưu vong.
Câu 7:

Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, vì:

- Do Hội An có vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ ra - vào của các tỉnh và biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán.

- Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.

- Chúa Nguyễn nới lỏng việc tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí.
Câu 8: 
 

Các loại hình nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước:

Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung- anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Ý nghĩa lịch sử:

– Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.
Câu 10:
a, Nguyên nhân:
-Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b, Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp  Cần Thơ.
-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×