Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước ta và thế giới

Nêu công lao của chủ tịch hồ chí minh đối với đất nước ta và thế giới
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
128
1
0
meozz
08/05/2022 19:16:30
+5đ tặng

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sự kiện lịch sử ấy đã khẳng định giá trị của tư tưởng và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước kiểu mới - Nhà nước dân chủ ở Việt Nam.

Trước hết, Hồ Chí Minh là người lựa chọn và sáng lập ra Nhà nước. Từ những năm đầu của cuộc hành trình tìm đường cứu nước, tư tưởng của Người về một Nhà nước kiểu mới gắn với các quyền tự do, dân chủ các quyền con người đã được hình thành và thể hiện rất rõ trong “Yêu sách tám điểm” năm 1919.

Năm 1919, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo bản Yêu sách của nhân dân An Nam (bản Yêu sách tám điểm) gửi tới Hội nghị Véc xây. Bản Yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam đã lần đầu tiên thể hiện một cách đậm nét hai từ “pháp quyền”. Ảnh tư liệu.

Tư tưởng đó được tiếp tục bổ sung, phát triển và hơn 20 năm sau, năm 1941, trên cơ sở những tìm tòi, khảo cứu của mình, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII của Đảng, Hồ Chí Minh đã đề xuất quan điểm xây dựng Nhà nước Dân chủ nhân dân. Nhà nước đại biểu cho khối đại đoàn kết của toàn thể quốc dân, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đây là một sáng tạo lớn về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Sau ngày độc lập, trong gần ¼ thế kỷ, trên cương vị là Chủ tịch nước, nguyên thủ quốc gia, Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn sâu đậm về một phong cách lãnh đạo Nhà nước, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ lãnh đạo sau này.

Thứ hai, Hồ Chí Minh là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt Nam, đã làm cho dân ta được hưởng các quyền tự do, dân chủ và thực hành dân chủ.

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là dân “là chủ” và dân “làm chủ”. Nhà nước là của dân vì dân là chủ, dân là người có địa vị, quyền lực cao nhất: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Toàn bộ nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là “công bộc”, “đầy tớ” của nhân dân. Nhà nước do dân vì dân làm chủ, dân “cử” ra Nhà nước; dân có quyền bãi miễn; có quyền phê bình, kiểm soát…

Đặc biệt, dân phải phát huy được năng lực, bổn phận của mình: “Công việc đổi mới và xây dựng là trách nhiệm của nhân dân”. Đây chính là sự thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ; đồng thời thể hiện bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước kiểu mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ ba, Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta. Một trong sáu nhiệm vụ cấp bách mà Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ sau ngày thành lập là: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm, càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”.

Hiến pháp năm 1946. Ảnh tư liệu.

Trên cương vị là Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp 1959, đã ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật, trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước, qua đó hình thành một thể chế bộ máy nhà nước có nhiều nhân tố cơ bản của một nhà nước pháp quyền kiểu mới.

Điều trăn trở của Hồ Chí Minh là làm thế nào để nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu quả và thực sự vì dân. Người yêu cầu luật pháp phải dựa hẳn vào lực lượng nhân dân làm nền tảng. Pháp luật là phương tiện đi đến mục đích cuối cùng là hiệu quả quản lý xã hội, làm cho đất nước ngày càng ổn định và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao.

Trong thực thi pháp luật, phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, bình đẳng; phải kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”,… Muốn vậy, Nhà nước phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Người khẳng định: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Nhưng “Đảng cầm quyền” chứ không phải đảng trị, do đó, mọi cán bộ, đảng viên phải biết tôn trọng Nhà nước; phải vừa có đức, có tài, tận tâm, tận lực suốt đời phục vụ nhân dân, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước…

75 năm đã qua kể từ ngày Hồ Chí Minh khai sinh ra Nhà nước. Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, nội dung nhiệm vụ của Nhà nước tuy có sự khác nhau, song bản chất vẫn là Nhà nước của dân, do dân, vì dân mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Ô kê pây py poi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Boy lạnk lùnk
08/05/2022 19:16:44
+4đ tặng

Năm nay kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần và khắc sâu những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta và để tăng thêm ý chí và sức mạnh, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển như Bác hằng mong muốn.

 Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước.

Sau những năm tháng bôn ba, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước muốn thành công phải kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế. Ngày 03/02/1930, thay mặt Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Hồng Kông để hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt của Đảng cũng được thông qua tại hội nghị này. Ngày 03/02/1930 mãi mãi là mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì thành lập. Từ mốc son ấy, cả dân tộc đoàn kết, bền lòng phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng lập nên những kỳ tích vang dội trong 90 năm qua đã chứng minh: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng với niềm tin của dân tộc và sự giao phó của lịch sử. Từ ngày 03/02/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vang dội trong thế kỷ XX và gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Đó là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần nay là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ ba, ngày 02/9/1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại. Thực hiện bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, 50 năm qua cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

Một là, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Di chúc của Người: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước triệu người như một, phát huy sức mạnh cao độ của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng ta đã tập trung trí tuệ lãnh đạo nhân dân ta tiến hành sự nghiệp cách mạng trên cả nước. Mặc dù tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều biến động phức tạp, vừa phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vừa phải xây dựng đất nước từ một nền kinh tế lạc hậu, đi lên từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, vừa phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Giúp cho bạn cũng là giúp cho mình”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu gian khổ và thu được những kết quả hết sức quan trọng là khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh; thiết lập và củng cố chính quyền nhân dân trên phạm vi cả nước; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế. Đồng thời tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Thực hiện Di chúc của Người, trải qua 9 kỳ Đại hội Đảng, kể từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng ta đã ngày càng xác định rõ hơn những quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng nền văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.  Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo tiến hành sau gần 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành và phát triển. GDP tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết dân tộc không ngừng được phát huy. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Ba là, thường xuyên tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường giáo dục nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng của Bác viết trong Di chúc, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đảng ta luôn xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã đặt ra trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra những chủ trương và biện pháp quan trọng về xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn và làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; khắc phục những yếu kém trong bộ máy các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong đó hết sức chú trọng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng đã xác định là giặc “nội xâm”.

Có thể nói, chưa bao giờ cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này được Đảng, Nhà nước tiến hành quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng như thời gian qua. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Cuộc đấu tranh này “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không ngừng nghỉ”. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Qua các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có những chuyển biến nhất định, sức mạnh và tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng Đảng ta không ngừng vững mạnh và ngang tầm với nhiệm vụ. Cùng với kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và trong toàn xã hội để chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống đất nước.

Bốn là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Thực hiện Di chúc của Bác: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, Đảng ta luôn chú ý đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ làm người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh. Các nghị quyết về công tác thanh niên, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… đều đề cập nhiệm vụ giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ, coi thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, công tác lãnh đạo đối với hoạt động của thanh niên và tuổi trẻ có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam ngày càng lôi cuốn, thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia. Những tấm gương điển hình tiên tiến, xung kích đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ.

Trên cơ sở quán triệt: “Xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”, các tổ chức cơ sở Đoàn đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong thi đua thực hiện các nghị quyết của Đảng, hưởng ứng và tích cực tham gia Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, hấp dấn, sôi nổi để góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi trường để thế hệ trẻ trải nghiệm, từ rèn luyện mình, từng bước trưởng thành, phấn đấu, bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Năm là, xây dựng tinh thần quốc tế vô sản chân chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế đất nước. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đề ra nhiệm vụ đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, với các dân tộc bị áp bức, coi đó là một nguyên tắc, một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng xác định củng cố sự đoàn kết với các phong trào cách mạng các nước, đồng thời nắm vững phương châm ngoại giao linh hoạt, có nguyên tắc trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong vừa tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các lực lượng bên ngoài.

Thực thi đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước… Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế gới. Việt Nam là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực, như: WTO, APEC, ASEAN, Phong trào không liên kết, Thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016; Tham gia và hoạt động tích cực với vai trò ngày càng được khẳng định tại các tổ chức của Liên hợp quốc, như được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021. Đồng thời năm 2020 Việt Nam cũng là Chủ tịch tổ chức ASEAN. Ngay trong thời điểm chống đại dịch COVID-19 này, Việt Nam đang phát huy trách nhiệm cao được Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới ca ngợi.

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người để tiếp tục thấm nhuần và tiếp tục vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Từ những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, chúng ta tin tưởng rằng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn đối với các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam đạt được những kỳ tích vẻ vang hơn nữa để đưa dân tộc đi tới tương lai tươi sáng./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×