Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình ảnh thiên nhiên nông thôn trong tập thơ" góc sân và khoảng trời" của Trần Đăng Khoa

phân tích hình ảnh thiên nhiên nông thôn trong tập thơ" góc sân và khoảng trời" của Trần Đăng Khoa
2 trả lời
Hỏi chi tiết
5.418
3
0
Thư Nguyễn
15/06/2022 09:05:08
+5đ tặng
Trần Đăng Khoa là “hiện tượng” của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Những dòng thơ hồn nhiên, tươi mát, độc đáo của Trần Đăng Khoa bắt nguồn từ cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh, âm thanh phong phú, muôn màu vẻ của làng quê Bắc bộ - mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, gắn bó với anh suốt một thời thơ ấu. Bài viết là những cảm nhận về những hình ảnh, âm thanh độc đáo của làng quê Bắc bộ trong thơ Trần Đăng Khoa.

Thơ Trần Đăng Khoa chinh phục độc giả bởi một thế giới nghệ thuật thơ mang màu sắc riêng, độc đáo. Đó là thế giới nghệ thuật giản dị, hồn nhiên, bắt nguồn từ những cảnh vật, thanh âm nhất mực bình dị, quen thuộc, thân thiết. Khởi đầu nghiệp thơ với những cảm nhận hết sức ngây thơ, hồn nhiên về hình ảnh con bướm vàng bay rập rờn trên bờ cỏ: “Con bướm vàng - Con bướm vàng - Bay nhẹ nhàng - Trên bờ cỏ - Em thích quá - Liền đuổi theo - Con bướm vàng - Nó vỗ cánh - Vút lên cao - Em nhìn theo - Con bướm vàng - Con bướm vàng”, thế mà Trần Đăng Khoa lại có cơ duyên đặc biệt với thi ca. Đến với thơ Khoa, ta không chỉ được sống lại tuổi thơ với bao điều lý thú mà còn rất tự nhiên cảm thấy bị quyến rũ vào một thế giới làng quê yên ả, thanh bình, tươi mát và trong trẻo đến vô ngần.

1. Thơ Trần Đăng Khoa mang đến hình ảnh của một làng quê Bắc bộ thân quen, yên ả, thanh bình:

Trong bài Từ ngọn lúa sinh ra, Khoa tâm sự: “Tôi chỉ có thể viết được cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm về cái gì thực sự tôi đã trải trong tâm trí mình. Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đình tôi, làng quê tôi... Tôi thực sự biết ơn cái làng quê nhỏ bé của mình đã nuôi dưỡng tôi như vậy” [Từ ngọn lúa sinh ra – Báo Tiền phong số ra ngày 16/4/1974]. Chính mảnh đất làng thân thương đã nuôi lớn Khoa, và cũng chính tất cả sự sống tiềm tàng của cái làng quê ấy đã đem lại cho thơ Khoa một nhựa sống tràn trề không bao giờ vơi cạnQuanh sân, có nhiều nhân vật đã đi vào các bài thơ đặc sắc của Khoa, bình dị mà đượm sắc màu cổ tích thần tiên. Đó là ngọn mồng tơi - nhảy múa; là muôn nghìn cây mía – múa gươm; cây bưởi đu đưa - bế lũ con - đầu trọc lốc; xa hơn chút nữa là cây dừa - sải tay – bơi, đến bụi tre tần ngần - gỡ tóc. Khoảng sân này cũng là nơi diễn ra nhiều điều kì lạ khác: đó là những cơn mưa rào Sấm ghé xuống sân – khanh khách - cười; mưa chéo mặt sân - sủi bọt; cóc nhảy chồm chồm; cả Ông trời mặc áo giáp đen – ra trận…hay đám ma bác giun với: Họ hàng nhà kiến kéo ra – Kiến con đi trước, kiến già theo sau – Cầm hương kiến đất bạc đầu – Khóc than kiến cánh khoác màu áo tang – Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng – Kiến kim chống gậy, kiến càng nặng vai – Đám ma đưa đến là dài – Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà... Chỉ với một góc sân quen thuộc, Khoa đã tạo ra được cả một thế giới huyền diệu chỉ trẻ thơ mới thấy, biết, thích thú.
Từ cái thế giới nho nhỏ ấy, hồn thơ của Khoa cất cánh, rộng mở, hướng tới không gian làng quê rộng lớn hơn, chứa bao điều hấp dẫn.

Đó là hương quê, từ mùi thơm ngát của hoa bưởi rụng đêm qua: Hoa rơi trắng mảnh sân con – Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương, của hương nhãn đặc lại – Thơm ngoài sân trong nhà đến mùi vị rất riêng của đất quê: Mùi bùn đang ngấu – Mùi phân đang hoai – Vôi chưa tan hẳn – Còn hăng rãnh cày. Hương vị của làng quê dẫu có thể không quen với ai đó nơi thị thành, nhưng với Khoa, nó đã thành máu thịt. Chính tự anh cũng cảm thấy: Đất trời cách một gang mây – Và tôi cùng với luống cày tỏa hương. Giữa đất và người có một sự giao cảm đặc biệt: Đi trong ngào ngạt – Niềm vui gieo trồng – Thịt da ta cũng – Tỏa hơi ruộng đồng. Cái hương đồng gió nội thân thương ấy như làm say cả chúng ta:

Trời đất hôm nay

Như chim mới hót

Như rượu mới cất

Như mật mới đông

Đó là những khung cảnh tự nhiên bình dị mà thân thương người ta chỉ có thể nhìn thấy ở đất làng: từ dưới mặt đất Hàng cây cau lặng đứng – Hàng cây chuối đứng im; … trời trở gió heo may - Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau; Dưới bóng đa, con trâu – Thong thả nhai hương lúa – Đủng đỉnh đàn bò về - Lông hồng như đốm lửa đến bầu không gian trên cao Bầu trời xanh biếc mênh mông - Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
Nơi khởi phát nguồn thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa chính là khoảng sân nhỏ trước nhà. Cái sân nhỏ của ngôi nhà quê, nhưng là cả một vũ trụ chứa đầy thú vị đối với cậu bé Khoa.
Viết về con người ở làng quê, thơ Khoa là sự tái hiện chân thực mà đầy cảm xúc về những người nông dân. Người lao động thôn quê với bao nỗi nhọc nhằn: Áo mẹ mưa bạc màu – Đầu mẹ nắng cháy tóc; Những trưa tháng sáu – Chết cả cá cờ - Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy… Chỉ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng mới có thể thấm thía đến thế nỗi cơ cực của mẹ, của các cô bác nông dân. Hơn thế, cậu bé Khoa đã rất tinh tế, sâu sắc cất lời ngợi ca, tôn vinh người lao động, chọn cho họ một vị thế xứng đáng, vị thế làm chủ, vươn lên trong cuộc sống. Kết thúc bài thơ Mưa, Khoa viết: Bố em đi cày về - Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Không phải ngẫu nhiên mà Khoa viết thế. Khoa thực sự rung động trước tư thế “đội sấm”, “đội chớp”, “đội mưa” rất ung dung, bình tĩnh, tự tin của cha mình. Mọi hình ảnh của bài thơ Mưa quy tụ lại một điểm đẹp nhất, sáng nhất là bức chân dung người nông dân đầy dũng cảm, tự tin và chiến thắng.
Đọc thơ Khoa, ta cũng được hòa mình vào cái không khí vui tươi của ngày mùa. Những người làm nghề nông được gặt hái thành quả lao động của mình: Chị chủ nhiệm rũ rơm – Anh dân quân đập lúa – Thóc nở bung trời sao – Nhuộm vàng cả trời cao. Khó có thể tìm thấy ở đâu có niềm vui tập thể bình dị, trong trẻo như niềm vui trên đồng ruộng. Cũng khó có thể tìm thấy ở đâu hình ảnh Thóc nở bung trời sao đẹp và đáng yêu đến vậy.

Thơ Khoa không chỉ gây xúc động về hình ảnh mà còn tạo những bất ngờ thú vị về thanh âm của cuộc sống chỉ có ở làng quê Bắc bộ.

2. Thơ Trần Đăng Khoa mang đến những thanh âm cuộc sống của làng quê Bắc bộ đầy thú vị:

Sống ở thôn quê, tham gia vào tất cả những sinh hoạt văn hóa của làng, Trần Đăng Khoa rất tự nhiên hấp thụ vào mình tất cả những âm thanh bình dị, trong trẻo và vô cùng phong phú của một vùng nông thôn. Khoa phác họa lại trong rất nhiều bài thơ những thanh âm đó.

Từ tiếng của các con vật trong nhà: tiếng mấy chú gà liếp nhiếp, mụ gà cục tác như điên, tiếng con chó vện hay hỏi đâu đâu, tiếng con vịt bầu hay nói ầm ĩ… đến tiếng của các con vật ngoài đồng: Ếch nhái uôm uôm mở hội, Ếch con học nhạc, Dế Mèn ngâm thơ; tiếng các con vật trên cao: Xôn xao tiếng sẻ, tiếng ve báo mùa, Những chú chim chiu chít – Bay lên kêu chíp chíp, Tiếng chim chích chòe đang hót… thật sôi nổi, rộn ràng. Và đây là một thứ âm vang đặc trưng của không gian sinh hoạt văn hóa làng: Tiếng trống làng – Tùng! Tùng! Tùng… Âm vang – Đầy làng – Tiếng gà – Khát khát – Tiếng chó – Khau khau – Tiếng gọi nhau – Ơi ới – Tiếng những nồi cơm – Chín vội – Liềm hái – Va nhau… Tiếng ồn ào – Cánh đồng – Chân trời – Vàng rực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Yin Tạ
15/06/2022 10:09:37
+4đ tặng
Thứ nhất, đây là tập thơ in đậm dấu ấn tuổi thơ. Tuổi thơ ở làng quê, tuổi thơ của một thời chiến tranh. Ở đây, hồn thơ tuổi thơ xôn xao trong từng câu chữ của thơ Khoa. Hồn thơ và tuổi thơ ấy gắn với " Góc sân và khoảng trời" nơi Khoa sinh ra và lớn lên. Cho nên chúng ta hiểu vì sao tập thơ có tựa đề: " Góc sân và khoảng trời" và mở đầu tập thơ là: "Góc sân và khoảng trời":
             Góc sân nho nhỏ mới xây
       Chiều chiều em đứng nơi này em trông
             Thấy trời xanh biếc mênh mông
       Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
Nghĩa là hồn thơ này không phải từ trên trời rơi xuống, hồn thơ này gắng chặt với quần chúng với đất nước mình. Nói khác đi thơ thiếu nhi bao giờ cũng gắn với hiện thực với đời sống ở xung quanh nó. Thơ thiếu nhi là sản phẩm của những gì mà thiếu nhi quan sát được. Vì thế khi đọc vào thơ Trần Đăng Khoa chúng ta bắt gặp có một thế giới làng quê, cả một thế giới của tuổi thơ làng quê chứ không phải là một thế giới xa lạ viễn vông, không phải là sản phẩm của một trí tưởng tượng vu vơ. Cho nên chúng ta đọc được ở trong thơ Khoa hình ảnh một luống khoai, những hàng chuối mật, những đêm lấp lánh trăng lên:
               " Vườn em có một luống khoai
             Có hàng chuối mật vối hai luống cà
                Em trồng thêm một cây na
             Lá xanh vẫy gió như là gọi chim...
                Những đêm lấp ló trăng lên
             Vườn em dậy tiếng dịu hiền gần xa
                Em nhìn vẫn thấy cây na
             Lá xanh vẫy gọi như là gọi trăng"
Nghĩa là hồn thơ ấy gắn bó với những gì thân thiết nhất. Làng quê gắn sâu vào hồn thơ của Khoa, có thể cảm nhận được một cách tinh vị những mùi vị đặc trưng của làng quê:
                " Mùi bùn đang ngấu
                  Mùi phân đang hoai..."
             " Mùi bùn ngấu và mùi lúa chín
           Mùi trăng non những đêm ngủ sân đình"
Đáng nhớ nhất có lẽ là những câu thơ: " Mùi trăng non những đêm ngủ sân đình". Ở đây vừa có cái hồn nghệ sĩ, vừa có cái hồn của tuổi thơ.
Những ai từng sống ở làng quê ngày xưa mà chưa từng ngủ quên với bạn ở sân đình bị bố mẹ cho ăn roi, trẻ con ngày ấy nghịch như quỷ sứ và hồn nhiên như hoa lá; ban đêm dành cho tuổi thơ vui chơi, giải trí. Sân đình là nơi hình thành tình yêu quê hương làng xóm của chúng, vì thế ngày xưa làng quê in đâm trong tâm hồn trẻ thơ. Nghĩa là tình bạn, tình yêu quê hương được hình thành một cách tự nhiên và rất sớm.
Nó không chỉ tác động đến trẻ thơ mà còn tác động đến cả người lớn; không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ. Bởi vì thơ Khoa đã khiến người lớn bâng khuâng, nhớ tới một thời của tuổi thơ, một thời hồn nhiên, một thời làng quê, một thời sống chung vói chúng bạn...nghịch ngượm vui đùa, hết sức vô tư. Thơ Khoa là thơ của tuổi thơ, tuổi thơ đồng quê, mà đặc sắc của thơ Khoa bắt đầu từ chỗ này, chính tuổi thơ đồng quê đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa. Đậm đặc chất đồng quê là đặc trưng của thơ Khoa. Ở đây chúng ta nhớ bài: " Hương cau", " Chớm thu":
            Nửa đêm nghe ếch học bài
       Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
            Nghe trời trở gió heo mây
       Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...
Nghe tiếng ếch kêu mà liên tưởng đến chuyện học bài chắc chắn đó là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê. Bắt được chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu, không đơn giản chỉ là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người. Dường như cái ranh giới giữa con người và thế giới tự nhiên bị nhòe đi, hòa đồng, nhập lại...
Bốn câu thơ còn gợi ra không khí đặc trưng của vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ. Nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của vùng nông thôn Bắc Bộ; nghe trong thơ như thấy tiếng co ro của trẻ con cần thêm một tấm áo, muốn thêm một chút lửa, muốn xích lại gần nhau. Nghe trong thơ thoáng một chút xao xác hơi buồn và vắng vẻ.( Chắc là trời chớm lạnh nên không được vui đùa chạy nhảy.)
    Thứ hai, một sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đó là đặc điểm nổi trội của thơ Khao. Biệt tài của Khoa là ở khả năng hòa nhập hóa thân vào thế giới tự nhiên. Sự hòa nhập hóa thân này được tập trung với một cường độ rất cao. Vì thế biện pháp nhân hóa, là rất phổ biến trong thơ của Khoa. Khoa có thể xưng hô một cách hết sức tự nhiên, hồn nhiên với thế giới tự nhiên, Khoa gọi mặt trời là ông, là Bác; mặt trăng là chị, là cô; con mèo là câu; con chế là chú, gà mái là mẹ, gà trống là thằng..như trong bài:" Buổi sáng nhà em"
        Ông trời nổi lửa đằng đông
    Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay
       Cậu mèo đã dạy từ lâu
    Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
       Mụ già cục tác như điên
    Làm thằng gà trống luyêng thuyêng một hồi.
Xét về phương diện nghệ thuật, người ta gọi đây là thủ pháp văn hóa hoặc là:" thơ trữ tình nhập vai"; nhưng xét về bản chất của quá trình tâm lý sáng tạo nghệ thuật thì đó là quá trình hòa nhập giữa con người với thế giới tự nhiên. Ở đây dường như trong tư duy nghệ thuật của Khoa không có ranh giới giữa thế giới tự nhiên và thế giới con người. Khoa tiếp cận, mô tả và thể hiện thế giới tự nhiên giống hệt như mô tả và tiếp cân thế giới con người. Trong thơ Khoa thế giới tự nhiên và thế giới con người hòa trộn với nhau như:
        " Đứng canh trời đất bao la
      MÀ dừa đủng đỉnh như là đứng chơi..."
    Hoặc " Ao trường vẫn nở hoa sen
      Bờ tre vẫn chú Dế Mèn vuốt râu..."
Có lẽ bài thơ hay nhất của Khoa và cũng là bài thơ hay nhất xưa nay về hạt gạo trong thơ ca Việt Nam là bài: " Hạt gạo làng ta"
        Hạt gạo làng ta
        Có vị phù sa
        Của sông Kinh Thầy
        Có hương sen thơm
        Trong hồ nước đầy
        Có lời Mẹ hát
        Ngọt ngào hôm nay...
Thơ của Khoa chất đầy thế giới tự nhiên và con người từ vị phù sa của sông Kinh Thầy, từ hương sen thơm trong hồ nước đầy, từ lời Mẹ hát ngọt bùi đắng cay, từ rất nhiều và rất nhiều...Hạt gạo mà có cả gió, bão, mưa dầm, có cả nỗi nhọc nhằn cay đắng của kiếp người..." Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, Mẹ con xuống cấy..."
Thơ của Khoa nhắc chúng ta nhớ đến câu ca dao thưở xưa:
       " Cầy đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
        Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
Cho nên có người nhận xét, tinh hoa văn hóa 4ooo năm của dân tộc đã động lại trong những vần thơ của Khoa.
 
Hồi bé, mình rất thích thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của Trần Đăng Khoa tự nhiên, tự nhiên như cuộc sống vốn thế, là tất cả những gì diễn ra hàng ngày dưới con mắt của một cậu bé, rất gần gũi, dung dị nhưng cũng rất tinh tế...
Hạt gạo làng ta/có bão tháng bảy/có mưa tháng ba/Giọt mồ hôi sa/Những trưa tháng sáu/nước như ai nấu/Chết cả cá cờ/Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy...
Lời thơ đã được phổ nhạc, mỗi lần hát, mình vẫn thấy cảm động, dù đã bao nhiêu năm, nhưng cảm xúc mỗi khi hát vẫn thế...
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư