Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Nhận thức thông thường (nhận thức tiền khoa học)
Nhận thức thông thường (nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Thế nhưng, nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được..
– Nhận thức của con người được hình thành trước hết từ nhận thức thông thường do yêu cầu của cuộc sống trực tiếp hàng ngày. Nó phản ánh môi trường xã hội và tự nhiên gần gũi với cuộc sống của con người, phản ánh quan hệ giữa người với người và với người và giới tự nhiên.
– Mặc dù ở trình độ thấp hơn so với nhận thức khoa học, nhưng nhận thức thông thường không tầm thường, kém giá trị.
Trái lại, chính tính trực tiếp sinh động trong sự phản ánh, tính phong phú và thực tế của quan niệm sống… làm cho nhận thức thông thường có vai trò thường xuyên và phổ biến, chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống xã hội.
Trên cơ sở nhận thức thông thường, con người hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, chuẩn mực cuộc sống. Con người phải thường xuyên hoạt động với nhận thức thông thường trong cuộc sống, bởi vì nó đáp ứng yêu cầu thực tiễn hàng ngày.
– Do phụ thuộc vào sự biến đổi của thực tiễn lịch sử – xã hội nênnhận thức thông thườngcũng có những biến đổi nhất định.
Trong xã hội xưakia,nhận thức thông thườngcòn xa lạ với những quan niệm khoa học, mang nặng tính chất huyền thoại hoặc tôn giáo. Còn ngàynay, với sự pháttriển của các ngành khoa học, trình độnhận thức thông thườngngày càng được nâng cao, bao hàm những yếu tố khoa học.
2. Nhận thức khoa học (gọi tắt là khoa học)
Nhận thức khoa họclà loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật.
Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuậtngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ.
– Sự ra đời và pháttriển củakhoa họclà thành quả vĩ đại của trí tuệ con người, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.Khoa họcgiữ vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người và vai trò đó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội.
–Nhận thức khoa họcđược hình thành một cách tự giác, mang tính trừu tượng, khái quát ngày càng cao. Nó thể hiện sức mạnh, tính năng động, sáng tạo của tư duy trừu tượng.
Nó phản ánh dưới dạng lô-gic trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan, chứ không dừng lại ở cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên, cái đơn nhất.
Mỗi ngànhkhoa họcđược thể hiện bằng cácphạm trù,quy luậtchung và riêng. Và đến lượt mình, các phạm trù, quy luật đó lại trở thành chỗ dựa, trở thành công cụ của mỗi ngành khoa học.
– Nhận thức khoa học có tính khách quan.
Khoa họchướng tới nghiên cứu các khách thể của tự nhiên, xã hội và bản thân con người như những đối tượng vận động và pháttriển phục tùng các quy luật khách quan.
Khoa họcphải dựa vào sự thật và lý trí của con người chứ không thể dựa vào những ảo tưởng chủ quanhaylòng tin mù quáng nào đó.
Khoa họccó nhiệm vụ nghiên cứu hiện thực, kể cả hiện thực tư tưởng, như khách thể tồn tại độc lập với chủ thể.
Dĩ nhiên, những phẩm chất cá nhân và những định hướng giá trị của nhà khoa học có vai trò quan trọng trong sáng tạokhoa học,songkết quả nghiên cứu mang giá trị khoa học lại không phụ thuộc vào ý muốn của người nghiên cứu.
Như vậy, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người.
Khoa học là một trong những động lực cốt lõi của pháttriển. Ảnh:Medium.com.
– Tri thức khoa học phải có tính hệ thống và tính căn cứ.
Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệtnhận thức khoa học với nhận thức thông thường.Khoa họclà một hệ thống chỉnh thể các khái niệm, phạm trù, quy luật, có liên hệ nội tại với nhau mangtính chân thực.
Khoa họcphải hướng tớichân lý, hướng tới việc tìm tòi, nhận thức chân lý. Tính chân lý này được chứngminhkhông chỉ bằng việc áp dụng vào thực tiễn mà khoa học còn tạo ra những phương thức chứngminh, những tiêu chuẩn riêng của mình. Khoa học mang tính chặt chẽ, tính lô-gic cao.
– Để mô tả nghiên cứu khách thể,khoa họckhông chỉ sử dụng ngôn ngữ thông thường mà còn phải sử dụng ngôn ngữ nhân tạo, chuyên môn hóa.
Ngôn ngữ khoa học không chỉ bổ sung mà còn làm cho ngôn ngữ thông thường ngày càng pháttriển, trở nên phong phú hơn.
– Đồng thời, khoa học phải sử dụng một hệ thống các phương tiện và phương pháp nghiên cứu chuyên môn.
Các máy móc, thiết bị hỗ trợ đắc lực chonhận thức khoa họcvì chúng tác động trực tiếp đến khách thể nghiên cứu, cho phép khám phá những thuộc tính mới của khách thể, cho phép vạch ra những trạng thái có thể của nó trong điều kiện chủ thể kiểm soát được.
Để thu nhậntrithức khoa học cần có phương pháp khoa học. Đó là phương pháp thu nhậntrithức kinh nghiệm như quan sát, thí nghiệm; là các phương pháp để xây dựng và pháttriển lý thuyết khoa học như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lô-gic, từ trừu tượng đến cụ thể, mô hình hóa, hình thức hóa, hệ thống – cấu trúc…
Đương nhiên, hoạt động khoa học đòi hỏi các nhà khoa học, bên cạnh việc nắm vững các phương tiện và phương pháp nghiên cứu, còn phải có định hướng giá trị đúng đắn, phải có những phẩm chất đạo đức chung và những phẩm chất cá nhân phù hợp với những hoạt động đặc thù của mối lĩnh vực khoa học.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |