Đọc đoạn trích “Lão Hạc” trong tác phẩm cùng tên, ta thấy được lão Hạc là một người có lòng tự trọng cao. Lão tự trọng trong cảnh sống nghèo đói, ngày càng cạnkiệt của mình. Lão nghèo nhưng lão không hèn, dù bị đẩy vào bước đường cùng nhưng lão vẫn quyết không đi vào con đường tha hóa. Mặc dù nghèo đói, cạn kiệt nhưng lão vẫn quyết sống bằng chính sức lao động của mình. Khi không còn gì để ăn, lão cũng không muốn phiền lụy đến ai mà lão chế được món gì ăn món ấy như củ ráy, củ chuối. Thậm chí, khi chỉ đoán rằng vợ ông giáo hơi có ý phàn nàn về mình, lão đã xa dần ông giáo. Lão từ chối gần như là hách dịch với mọi sự giúp đỡ của ông giáo, một sự giúp đỡ mà lão hiểu là sự giúp đỡ chân thành. Cuối cùng, lão tìm đến cái chết với ba mươi đồng bạc trong tay, nhưng số tiền ấy lão đã gửi cho ông giáo để nhờ ông giáo và bà con hàng xóm lo ma chay cho lão. Bởi với lão, nếuchết mà phiền lụy đến ai thì lão sẽ không yên lòng mà nhắm mắt. Vì con, để giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con mà con người đôn hậu ấy, chưa từng lừa dối, làm hại mà giờ buộc phải dối lừa một con chó, nên lão cảm thấy vô cùng đau đớn, dằn vặt, cắn rứt lương tâm. Lão tự lên án mình gay gắt. Thậm chí, khi nhìn vào mắt con chólão còn tưởng con chó nói: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Đến cuối, lão tự trừng phạt mình bằng một cái chết đau đớn, vật vã, dự dội. Chết bằng một liều bả chó, đúng như cái chết của một con chó bị lừa. Thật là một cái chết đau đớn. Điều đó càng chứng tỏ lòng tự trọng, đức tính đáng quý của lão Hạ