LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khởi ngữ là gì? Các thành phần biệt lập là gì? Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?

1 Khởi ngữ là gì?
2 Các thành phần biệt lập là gì?
3 Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?
4 Cảm nhân của em về nhân vật Phương Định
5 cảm nhận của em về bài thơ mùa xuân nho nho và nói với con
Chú ý làm ngắn lại
12 trả lời
Hỏi chi tiết
12.629
25
8
Tiểu Khả Ái
01/05/2018 22:59:19
1 Khởi ngữ là gì?
_____________________
* Khởi ngữ là thành phần thường đứng trước chủ ngữ của câu, thường nêu rõ vấn đề được nói đến trong câu.
- Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ như đối với, về…
- Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
2
Tiểu Khả Ái
01/05/2018 23:01:19
2 Các thành phần biệt lập là gì?
_______________________
*Thành phần biệt lập: Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Bao gồm:
+ TP tình thái
+ TP cảm thán
+ TP gọi đáp
+ TP phụ chú
5
6
Tiểu Khả Ái
01/05/2018 23:03:40
4 Cảm nhân của em về nhân vật Phương Định
______________________________
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.
Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của minh sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đep dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: "Tôi mê hát”, “thích nhiều bài".
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Trong "Những ngôi sao xa xôi", Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.
3
2
Tiểu Khả Ái
01/05/2018 23:06:53
5 cảm nhận của em về bài thơ mùa xuân nho nhỏ
_____________________________
Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh có không gian thoáng đãng ,sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện . Cách lựa chọn hình ảnh “dòng sông xanh” , “bông hoa tím”, cách sử dụng các từ ngữ “ơi” ,“chi” đi liền sau động từ “hót” khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả .
Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng .Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng .
Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong ,thật tròn,vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc ,nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng , đắm say . Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân .
Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước . Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp mùa xuân :
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. “Lộc” theo bước chân người cầm súng ra trận,theo bàn tay người lao động ra đồng và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Có lẽ bởi vậy mà không khí khẩn trương ,rộn ràng , náo nức lan toả khắp tứ thơ :
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Điệp từ “tất cả” , từ láy “hối hả”, “xôn xao ” tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả ,hào hùng ,mở ra những cảm nhận chan chứa tự hào về đất nước :
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước .
Hình ảnh so sánh đẹp : “đất nước như vì sao” toả sáng, luôn vận động và phát triển không ngừng, có ý nghĩa định hướng ,giục giã mọi người hăng say cống hiến xây dựng quê hương .
Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm ,tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ . Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương ,con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người . Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác :
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc .
“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ ,độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ , bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây “ mùa xuân” lại có khối ,có hình ,một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn . Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng , một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên,đất nước.Điệp từ “dù là” đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả .
Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết ,gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp , giản dị ,gợi cảm ,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ .
Bài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả .Dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người .Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự hỏi mình một điều giản dị :
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”
4
2
Yamashita Hana
01/05/2018 23:06:57
1)Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ , dùng để nêu ra vấn đề được nói đến trong câu
2) Các thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt ý của câu
3)Liên kết câu là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
4
1
Ry
01/05/2018 23:08:17
1.Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài nói trong câu.Trước khởi ngữ có thêm các quan hệ từ về ,đối với.
2.Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
3.Câu văn đoạn văn tỏng văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về cả nội dung và hình thức :
-liên kết nội dung: các đoạn phải phục vụ chung cho chủ đề chung của văn bản ,các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (lk chủ đề) ;các đoạn văn câu văn phải được xắp xếp một cách hợp lí (lk logic)
-liên kết về hình thức : các câu văn ,đoạn văn phải liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp ,phép đồng nghĩa trái nghĩa ,phép liên tưởng,...
2
2
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 06:39:07
Câu 1:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,…
– Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu:
+ Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.
Ví dụ: – Hiểu, tôi cũng hiểu rồi.
– Bộ phim này, tôi xem nó rồi.
+ Quan hệ gián tiếp:
Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp…
(Phạm Văn Đồng)
– Trong tiếng Việt có những trường hợp mang tính trung gian. Cần phân biệt khởi ngữ và các thành phần câu khác trong những trường hợp này:
+ Trung gian giữa khởi ngữ và chủ ngữ:
Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp.
Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngãn cách.
Ví dụ: Quyển sách này, bìa rất đẹp.
+ Trung gian giữa khởi ngữ và bổ ngữ đảo:
Ví dụ: Quyển sách này tôi đọc rồi.
Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi trong nội bộ cụm chủ – vị có bổ ngữ.
Ví dụ: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
4
4
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 06:39:50
Câu 2:
- Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, được dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. Khác với thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ, các thành phần biệt lập không có quan hệ trực tiếp với các thành phần khác trong câu.
– Các thành phần biệt lập gồm:
+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,…); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,…); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,…).
+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…).
Ví dụ: Trời ơi! Nóng quá!
+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
– Này, thầy nó ạ.
(Kim Lân)
—» Thành phần gọi.
– Vâng, mời bác và cô lên chơi.
—> Thành phần đáp.
+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
(Nguyên Hồng)
1
2
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 06:44:31
Câu 3:
1. Liên kết câu là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
2. Người ta thường phân biệt liên kết nội dung và liên kết hình thức: Liên kết nội dung thể hiện ở sự quan hệ về đề tài và lô-gíc (trình tự trình bày); liên kết hình thức thể hiện ở việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng nối các câu, đoạn văn với nhau. Như vậy thực chất liên kết nội dung và liên kết hình thức không tách rời nhau mà chỉ là hai mặt biểu hiện của một hiện tượng ; nếu không có liên kêt nội dung thì cũng không có liên kết hình thức và ngược lại.
3. Việc sử dụng các từ ngữ vào việc liên kết gọi là phép liên kết (biện pháp liên kết), sử dụng phép liên kết nào là do tình huống cụ thể quy định.
1
2
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 06:46:01
Câu 4:
"Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết vào năm 1971. Lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt. Trong truyện có nhân vật Phương Định là nhân vật tiêu biểu trong lớp thanh niên xung phong Việt Nam. Đó là một cô gái hồn nhiên nhưng rất dũng cảm, gan dạ - một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, hay mơ mộng. Qua đó, ta thấy được phần nào những nét đẹp của Phương Định và thấy được sự nổi bật của câu chuyện. Để hiểu rõ hơn về những nét đẹp đó của Phương Định, chúng ta hãy cùng nhau bước vào phần phân tích.
Truyện kể về nhóm nữ trinh sát mặt đường gồm Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ cực kỳ nguy hiểm và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Đó là quan sát máy bay thả bom của giặc, đo đất đá, san lấp hố bom, kiểm tra những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm là thế nhưng họ vẫn luôn yêu đời, hồn nhiên, thích ca hát, tâm hồn mơ mộng, đặc biệt là nhân vật Phương Định. Họ luôn gắn bó, yêu thương nhau như chị em dù cho tính nết mỗi người mỗi khác. Cơn mưa đá ở cuối chuyện để lại trong lòng Phương Định bao xuyến xao, hoài niệm.
Cũng như bao cô gái mới lớn khác, Phương Định rất nhạy cảm và hay quan tâm đến ngoại hình của mình. Cô tự đánh giá về mình: "Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như hoa loa kèn". Còn đôi mắt của cô được các anh lính lái xe nhận xét: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính lái xe để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô vui và tự hào. Nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, cô luôn kín đáo giữa đám đông. Trong khi các cô gái khác vây quanh các anh bộ đội còn cô thì: "Thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt tưởng như kiêu kỳ". Nhưng thực ra trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Và cô còn dành tình yêu, niềm cảm phục cho những người lính chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên trận địa.
Bên cạnh đó Phương Định là một cô gái hồn nhiên, trong sáng và có nhiều ước mơ về tương lai. Cô hay mơ mộng và rất thích hát. Thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời bài hát. Lời bài hát đôi lúc lộn xộn, ngớ ngẩn đến cô cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Cô thích ngồi bó gối mơ màng và thường nhớ về kỉ niệm bên mẹ và gia đình, đặc biệt qua một trận mưa đá, ta cảm nhận được sự hồn nhiên của cô. Cô reo lên vui mừng khi phát hiện mưa đá: "Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!...". Và cô tiếc thẫn thờ khi mưa tạnh và cảm thấy nhớ "nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố".
Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: "Vắng lặng đến phát sợ, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ trong không trung...". Đến cảm giác "cảm thấy có ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo mình nên cô sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới". Đến lúc ở bên quả bom đào, xới, với những cảm giác hồi hộp, căng thẳng và thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt. Cô rùng mình và nhận ra sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành". Trong lúc chờ bom nổ, cô có thoáng nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt. Cô không sợ hi sinh mà chỉ sợ bom không nổ vì nếu như vậy sẽ không thông đường cho đoàn xe ra trận được.
Qua đó, có thể thấy Phương Định là một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. Cùng với cô là tính cách của sự hồn nhiên, lạc quan, dũng cảm và gan dạ, không sợ hi sinh vì tương lai tươi sáng của đất nước. Qua Phương Định, ta cảm nhận sự anh hùng của dân tộc và cuộc chiến đấu đầy ác liệt và gian khổ.
Góp phần xây dựng thành công trong câu chuyện, tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể cũng chính là nhân vật chính. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, sinh động thể hiện được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trong chuyện.
Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê cứ lung linh trong tâm trí chúng ta. Nó khiến ta bồi hồi, xúc động, họ - những cô gái thanh niên xung phong cho ta thấy được một bức tranh thời chiến tranh thật đáng tự hào và cảm phục biết bao dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng ta hiện giờ tuy vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng cần phải luôn luôn nỗ lực, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành những người chủ của đất nước trong tương lai.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 06:48:44
Câu 5: Cảm nhận của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
Mùa xuân là mùa hội tụ của cái đẹp, căng tràn nhựa sống vào buổi bình minh với những chồi non lộc biếc, tiếng chim ca vui về làm tổ, với những nàng xuân dịu dàng hát câu quan họ... Có lẽ vì thế mà thi nhân muôn đời yêu mến xuân. Xuân đi vào lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ là những trang thơ văn, mà ở đó, xuân là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Ta đã có Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Một khúc ca xuân (Tố Hữu)... và giờ, với Thanh Hải, ta được thưởng thức một Mùa xuân nho nhỏ thân thương, gần gũi.
Bài thơ được ra đời lúc nhà thơ Thanh Hải đang giành giật với tử thần từng phút sống, từng hơi thở cuối cùng. Trong tâm lí nặng nề vì bệnh tật giày vò mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho đời một tình yêu cuộc sống thiết tha và ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ quốc thân yêu. Tác giả muốn dâng tặng Mùa xuân nho nhỏ cho đời.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu và âm thanh quen thuộc của đồng quê được vẽ bằng hình ảnh bình dị, chọn lọc, gợi cảm. Cảm xúc trước mùa xuân của tác giả mở ra thật ngỡ ngàng, không gian dường như tươi mới hơn, thánh thót hơn.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Đó là màu tím biếc của bông hoa dân dã soi bóng dưới dòng sông trong xanh. Đặc biệt là tiếng chim chiền chiện trong trẻo, loài chim cất tiếng hót báo hiệu tin vui, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất trước đất trời xuân. Tất cả gợi cho ta cảm giác một không gian bận bịu và chắt chiu. Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Điều đó cũng chứng tỏ một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống tươi đẹp này. "Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị mà trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa.. Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, dẫn đến cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Sự chuyển mạch ấy là tự nhiên và hợp lí. Bởi mùa xuân là "lộc" đất trời của chung mọi người.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
"Lộc" ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, "lộc trải dài nương mạ" là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh. "Người cầm súng và "người ra đồng" là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc: Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc.
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Biết bao nhiêu mùa xuân ông cha ta đánh giặc giữ nước, bao nhiêu mùa xuân lập chiến công chống quân xâm lược "vất vả và gian lao". Thanh Hải tự hào khi nghĩ về đất nước với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đất nước như vì sao sáng vượt qua vất vả và gian lao để đi lên phía trước. Từ "cứ" đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần. Đó là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của nhà thơ đối với đất nước, với dân tộc.
Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào họa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
"Con chim hót" để gọi xuân về, mang hạnh phúc yên vui cho mọi người, "một cành hoa" để tô điểm cho núi sông, một nốt nhạc trầm "xao xuyến" trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên, khích lệ. Chữ "tôi" ở khổ thơ đầu được thay thế bằng chữ "ta" đầy hào hứng, sảng khoái, nó thể hiện tư thế hòa mình của nhà thơ vào cuộc sống, vào mùa xuân đến với mọi người.
Mỗi người cống hiến "một mùa xuân nho nhỏ" đã là một: cuộc dâng hiến thật đầy đủ, thật trọn vẹn.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dà là khi tóc bạc
Nếu có ý thức hết mình, sống hết mình, lao động hết mình thì mùa xuân làm gì có tuổi? Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta" (Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Thanh Hải như nhắc ta hãy sống cho tất cả, sống cho tình thân ái bao la và sống để cống hiến toàn vẹn cho đất nước, cho cuộc đời. Phải chăng đây chính là điều mong ước tột cùng đã đi theo tác giả suốt cuộc đời? Dù vẫn biết ngày mai rất có thể sẽ phải từ giã cõi đời này nhưng tiếng thơ Thanh Hải vẫn tràn ngập niềm tin và hi vọng vào cuộc sống.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Nam ai, Nam Bình là hai giai điệu nổi tiếng của xứ Huế từ bao đời nay. Câu hát truyền thống ấy đi mãi cùng trái tim một người con đến giây phút cuối cùng vẫn còn mong mỏi mãnh liệt hơn bao giờ hết khát vọng cống hiến vẹn toàn cho quê hương đất nước.
Mùa xuân nho nhỏ là một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa là tiếng hát nhẹ nhàng tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ Thanh Hải. Và đó cũng chính là một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.
1
1
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 06:50:31
Câu 5: Cảm nhận của em về bài thơ "Nói với con".
Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.
Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:
"Người đng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.
Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:
Người đng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư