LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào? Mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp? Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp?

1.Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào 
2.Mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp 
3.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp .Dẫn chứng minh họa 
4.Hạch toán kinh tế là gì ? Nội dung và phương pháp 
5.Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp 
6.Khái niệm của doanh nghiệp được xác định bởi yếu tố nào .Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp nhằm mục đích gì?
7.Để kinh doanh cần phải có những điều kiện gì 
8.Biện pháp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp  
9 trả lời
Hỏi chi tiết
559
1
0
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 20:41:21
Câu 1:
– Vốn của chủ doanh nghiệp (vốn tự có) là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích lũy được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp.
– Vốn do các thành viên đóng góp
– Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, ở các tổ chức tín dụng. Huy động nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay. Vì vậy cần tính toán khi lựa chọn nguồn vốn này sao cho chi phí trả lãi hợp lí nhất.
– Vốn của người cung ứng cho doanh nghiệp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 20:42:32
Câu 2:
*MỤC TIÊU:
Giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi vào những lĩnh vực mà xã hội đang có yêu cầu 
0
1
Nguyễn Mai
02/05/2018 20:45:01
Câu 1
– Vốn của chủ doanh nghiệp (vốn tự có) là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích lũy được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp.
– Vốn do các thành viên đóng góp
– Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, ở các tổ chức tín dụng. Huy động nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay. Vì vậy cần tính toán khi lựa chọn nguồn vốn này sao cho chi phí trả lãi hợp lí nhất.
– Vốn của người cung ứng cho doanh nghiệp.
1
0
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 20:47:20
Câu 4:
- Hạch toán kinh tế là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp
Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
- Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số dương, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Nếu mức chênh lệch giữa doanh nghiệp và chi phí là một số âm, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ.
0
0
Nguyễn Mai
02/05/2018 20:47:42
Câu 2
* Mục tiêu:
Giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi vào những lĩnh vực mà xã hội đang có
* Nhiệm vụ:
K.K. Platonov đã đưa ra “Tam giác hướng nghiệp” như sau [38],[40]: Trong quyết định 126CP của Hội đồng Chính phủ, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông gồm những nhiệm vụ sau:
+ Giáo dục thái độ lao động đúng đắn.
+ Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.
+ Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
+ Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang can lao động trẻ tuổi có văn hóa…
Như vậy, giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
* Định hướng nghề nghiệp cho học sinh:
Định hướng nghề là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề và những nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, về yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân.
Định hướng nghề gồm: Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp.
– Nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp:
+ Giúp học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương và xã hội, đồng thời tìm hiểu xu thế phát triển các ngành nghề cùng với những yêu cầu tâm sinh lý do ngành, nghề đó đặt ra cho người lao động.
+ Tạo điều kiện ban đầu để học sinh phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã hình thành.
+ Giáo dục học sinh thái độ lao động đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong dự định chọn nghề cuả học sinh.
– Nhiệm vụ của tuyên truyền nghề nghiệp:
+ Làm cho học sinh chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về nhân lực, đang cần lực lượng lao động trẻ (công nhân kỹ thuật, công nghiệp, giao thông, du lịch, dịch vụ, doanh nghiệp…)
+ Giới thiệu các gương lao động dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và đời sống xã hội, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của học sinh.
* Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh:
Tư vấn nghề nhằm giúp học sinh có thể định hướng nghề đúng đắn hơn hoặc sẽ chuẩn bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm việc trong moat nghề nào đó. Để đảm bảo mặt này, nhà trường cần làm các nhiệm vụ cụ thể như: khảo sát, đánh giá các đặc điểm về thể chất, trí tuệ, hứng thú, hoàn cảnh… của học sinh, đối chiếu những đặc điểm đó với đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề; trên cơ sở đó cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học.
* Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp:
Tuyển chọn nghề là xác định xem các đội tượng dự tuyển có sự phù hợp với một nghề cụ thể hay không để có quyết định tuyển hay không tuyển vào học hay làm việc.
Tuyển chọn nghề đi từ nghề/ nhóm nghề đến con người, xuất phát từ nghề/ nhóm nghề để chọn người vào học hay làm việc. Trong khi đó tư vấn nghề lại xuất phát từ con người để đi đến nghề nghiệp.
– Ý nghĩa của tuyển chọn nghề:
+ Tuyển chọn nghề giúp cho việc ngăn ngừa hay giảm bớt tai nạn lao động, đặc biệt trong giao thông vận tải.
+ Tuyển chọn nghề giúp con người đến được với nghề mà họ phù hợp, thành công trong nghề, yên tâm và gắn bó với nghề.
Trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp tư liệu về đặc điểm nhân cách của từng học sinh khi ra trường (đạo đức, học tập văn hoá, đánh giá học sinh dưới góc độ hướng nghiệp và bàn giao học sinh ra trường…).
Nhà trường góp ý kiến cho việc tuyển sinh vào các trường đào tạo nghề và tuyển chọn người lao động vào các lĩnh vực kinh tế xã hội được thuận lợi, chính xác, khoa học.
0
0
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 20:49:25
Câu 5:
Thứ nhất, tăng doanh thu là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiêu thụ nhiều hàng hoá, hoặc là sản xuất ra các loại hàng hoá tốt hơn trước đây để có thể bán được nhiều hàng, hoặc là bán hàng hóa cao hơn giá trước đây.

Tiếp đến, để tiêu thụ được nhiều hàng hoá cũng đòi hỏi doanh nghiệp hoặc là phải sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt hơn trước đây, hoặc phải marketing thật tốt để nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc là sản xuất ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa dạng hấp dẫn người tiêu dùng, hoặc là mở rộng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Thứ ba, tìm mọi cách để cho tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Kinh doanh trong điều kiện sản xuất lớn khó có thể làm giảm được tổng chi phí vì sản lượng tăng quá nhanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí làm cho mối tương quan giữa doanh thu và chi phí theo chiều hướng có lợi. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng các chi phí sản xuất một cách tiết kiệm, hợp lý và tránh lãng phí.Thứ hai, giảm chi phí giúp doanh nghiệp có thể bán được hàng hoá với giá thấp hơn trước hoặc thu được nhiều lợi nhuận hơn trước đây. Việc giảm chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng và điều đó có nghã là hiệu quả kinh doanh cũng tăng theo.
0
0
Nguyễn Mai
02/05/2018 20:50:38
câu 3

5 tiêu chí gồm: 1- Doanh thu; 2- Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; 3- Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; 4- Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính; 5- Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Các tiêu chí nêu trên được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập và của công ty mẹ.

Các tiêu chí 1, 2, 4, 5 nêu trên khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động: Do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác; do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; do nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 nêu trên.

Xếp loại doanh nghiệp

Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phải giao cho doanh nghiệp bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).

Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp phải được lập căn cứ vào Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch hằng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể.

Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện.

Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.

1
0
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 20:50:52

Câu 5:
Thứ nhất, tăng doanh thu là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiêu thụ nhiều hàng hoá, hoặc là sản xuất ra các loại hàng hoá tốt hơn trước đây để có thể bán được nhiều hàng, hoặc là bán hàng hóa cao hơn giá trước đây.

Tiếp đến, để tiêu thụ được nhiều hàng hoá cũng đòi hỏi doanh nghiệp hoặc là phải sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt hơn trước đây, hoặc phải marketing thật tốt để nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc là sản xuất ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa dạng hấp dẫn người tiêu dùng, hoặc là mở rộng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Thứ ba, tìm mọi cách để cho tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Kinh doanh trong điều kiện sản xuất lớn khó có thể làm giảm được tổng chi phí vì sản lượng tăng quá nhanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí làm cho mối tương quan giữa doanh thu và chi phí theo chiều hướng có lợi. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng các chi phí sản xuất một cách tiết kiệm, hợp lý và tránh lãng phí.Thứ hai, giảm chi phí giúp doanh nghiệp có thể bán được hàng hoá với giá thấp hơn trước hoặc thu được nhiều lợi nhuận hơn trước đây. Việc giảm chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng và điều đó có nghã là hiệu quả kinh doanh cũng tăng theo.

1
0
Nguyễn Thành Trương
02/05/2018 20:53:05
Bài 8:
Biện pháp 1 : Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiêp
Trong nền kinh tế thị trường, xác định cơ hội kinh doanh là điều kiên quan trọng đối với doanh nghiêp.
Viêc xác định cơ hội kinh doanh phù hợp làm cho nhiều nhà kinh doanh phát triển không ngừng về quy mô và tăng lợi nhuân. Ngược lại xác định không đúng cơ hội kinh doanh làm cho nhiều nhà kinh doanh phải trả giá (hàng hóa không bán được, chi phí bảo quản, quản lí, trả nợ lãi... vẫn phải chi trả.
Biện pháp 2: Sử dụng có hiêu quả các nguồn lực
- Tổ chức và sử dụng có hiêu quả nguồn nhân lực
- Nâng cao hiêu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Sử dụng tốt cơ sở vât chất, trang thiết bị của doanh nghiêp
Biện pháp 3: Đổi mới công nghệ kinh doanh
Biện pháp 4: Tiết kiêm chi phí
- Tiết kiêm chi phí vât chất
- Tiết kiêm chi tiêu bằng tiền
- Tiết kiêm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, điên thoại và dịch vụ viễn thông...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư