4 câu thơ được viết theo thể thất ngôn phong cách thơ Đường mang một vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc với âm điệu mênh mang.
Bốn câu thơ này diễn tả tâm trạng của người ra đi và kẻ ở lại, người quyến luyến, bịn rịn, nhớ thương lưu luyến
"Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?"
Câu 2 và câu 4 là hai câu hỏi tu từ, song hành và hô ứng nhau: "Sao có tiếng sóng ở trong lòng?" và "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?".
Câu thơ đầu tiên của đoạn đều được viết bằng thanh bằng. Nhà thơ như đang tự nói với lòng mình với câu thơ gợi lên cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến buồn. Câu thứ hai bỗng nổi lên 4 thanh trắc tưởng như có âm vang lớp lớp sóng vỗ trong lòng người đưa tiễn: "Sao có tiếng sóng ở trong lòng”. Câu thơ mang ý vị cổ kính, bi tráng và kín đáo vì đã sử dụng một điển tích. Cách diễn đạt, cách nói rất mới, đúng là thơ lãng mạn thời "tiền chiến". Mới ở cách đặt cân hỏi và mới ở "tiếng sóng ở trong lòng". Tiếng sóng ấy cũng chính là tâm trạng của người đưa tiễn
Hai câu 3, 4 nói lên nỗi lòng của người đi xa. Nơi đưa tiễn diễn ra ở một nơi bình thường, vào một buổi chiều bình thường như bao buổi chiều khác, bầu trời "không thắm, không vàng vọt", nhưng kẻ sắp đi xa lại "đầy hoàng hôn trong mắt trong". Màu hoàng hôn chứa đầy trong mắt trong là màu sắc tâm tưởng, màu biệt li: buồn và lo. Chữ "đầy" gợi tả chiều sâu, bể rộng, chiều dài của nỗi buồn dâng lên trong lòng li khách. Hai chữ "trong" đồng âm mà dị nghĩa. Chữ "trong" đứng trước chỉ sự chứa đựng, chữ "trong" cuối cầu tả ánh mắt của khách lên đường với nhiều khát vọng bay cao, bay xa, một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển được!