Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Máy ảnh có điểm gì giống và khác so với đôi mắt con người

 Máy ảnh có điểm gì giống và khác so với đôi mắt con người?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
84
2
0
Ngọc Anh
20/08/2022 19:34:25
+5đ tặng
Đôi mắt của chúng ta có thể linh hoạt và “ngó nghiêng” để nhìn được mọi thứ xung quanh, trong khi máy ảnh thì chỉ có thể ghi lại một bức ảnh... đứng yên. 

Do đó, so với “mắt” máy ảnh, thì mắt của chúng ta vẫn có nhiều ích lợi hơn về nhiều mặt. Chẳng hạn, đôi mắt có thể tự cân bằng để chúng ta nhìn được nhiều vật ở nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, có thể nhìn xung quanh để có góc nhìn rộng hơn hay tập trung vào những sự vật ở những khoảng cách khác nhau. 

Thực ra, “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta hoạt động giống như một chiếc máy quay hơn là máy chụp ảnh tĩnh, vì cả đôi mắt và máy quay đều tổng hợp lại hàng loạt những hình ảnh liên quan và liên tục để tạo thành một bức tranh trực quan. Nhưng dù sao, chúng ta cũng không thể phủ nhận điểm vô cùng đặc biệt này của đôi mắt: 

Tất cả những gì ta nhìn thấy chỉ là hình ảnh được dựng lại bởi bộ não dựa trên thông tin từ đôi mắt, chứ không phải dựa trên ánh sáng đi trực tiếp vào đôi mắt. 

Nói tới đây thì hẳn đa số mọi người đều cảm thấy hoài nghi về tính xác thực của thông tin trên. Vậy hãy tham khảo những ví dụ dưới đây về những trường hợp não bộ bị “đánh lừa” khi nhìn thấy những hình ảnh không giống với những gì mắt nhìn thấy:  

Ví dụ 1: Sai màu

Với ví dụ này, hãy tập trung nhìn vào dấu cộng nằm ở chính giữa bức ảnh, bạn có thể thấy dấu chấm còn thiếu có vẻ đang… chạy xung quanh vòng tròn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là sau khi nhìn như vậy một lúc, bạn sẽ thấy dấu chấm đó chuyển sang màu xanh lá, trong khi thực tế là không có chấm tròn nào màu xanh lá trong bức ảnh này hết.

2.gif
Ví dụ 2: Ảo ảnh Mach Bands

Ở bức ảnh bên trái, bạn có thể nhìn thấy ở đường viền giữa hai dải màu có một khoảng màu sáng hoặc tối hơn một chút. Tuy nhiên trên thực tế, đây chỉ là ảo giác của đôi mắt, vì những dải màu này đều có màu rất đều và không hề có cái bóng nào hết (như trong bức ảnh bên phải).

3.png
Vậy máy ảnh và mắt người khác nhau như thế nào? 

Phân biệt máy ảnh và mắt người
Bài viết dưới đây sẽ so sánh máy ảnh và mắt người qua 3 khía cạnh:

Góc ảnh

Độ phân giải và độ chi tiết

Độ nhạy và dải tần nhạy sáng 

Đây là ba phương diện thể hiện rõ ràng nhất sự khác biệt giữa máy ảnh và đôi mắt con người. Ngoài ba phương diện trên, còn có một vài đặc điểm khác như độ sâu trường ảnh, cân bằng trắng hay dải màu. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ không tập trung chi tiết tới những khía cạnh đó. 

1. Góc nhìn 
Với máy ảnh, góc chụp được xác định bởi tiêu cự của ống kính (cùng với kích thước cảm biến máy ảnh). Ví dụ, ống kính tele có tiêu cự dài hơn so với ống kính chụp chân dung bình thường, nhờ đó có thể chụp ảnh với góc hẹp hơn:

4 5-02.png
Tuy nhiên đôi mắt của chúng ta lại không đơn giản như vậy. Mặc dù mắt người có tiêu cự xấp xỉ 22mm, nhưng đây lại có thể là một… cú lừa bởi 3 nguyên nhân chính:

Phía sau đôi mắt chúng ta có kết cấu cong.

Càng xa tâm của phạm vi vùng nhìn, chi tiết hình ảnh càng giảm. 

Những gì ta nhìn thấy là sự kết hợp của hình ảnh từ cả hai mắt. 

Tùy vào cảm nhận về vật “có thể nhìn thấy” của mỗi người, từng mắt có góc nhìn dao động từ 120 đến 200 độ, và vùng giao nhau giữa góc nhìn hai mắt dao động ở khoảng 130 độ (rộng gần bằng một chiếc ống kính mắt cá). 

Tuy nhiên, do quá trình tiến hóa, góc rộng của đôi mắt con người chỉ được sử dụng để cảm nhận những chuyển động xung quanh hay vật có kích thước lớn (chẳng hạn như một con hổ chuẩn bị vồ lấy bạn). Hình ảnh với góc rộng như vậy nếu được chụp bởi máy ảnh sẽ bị bóp méo và trở nên thiếu tự nhiên.  

6.jpg
Góc nhìn ở chính giữa (rơi vào khoảng 40-60 độ) là điều ảnh hưởng nhiều nhất tới nhận thức của chúng ta. Với góc nhìn này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn rõ một vật nào đó mà không phải di chuyển mắt. 

Tình cờ thay, góc nhìn này tương đương với một ống kính với tiêu cự 50mm (hay chính xác hơn là 43mm) của một máy ảnh full-frame hoặc ống kính 27mm của máy ảnh crop 1.6X. Mặc dù với góc nhìn này, hình ảnh được tạo ra bởi máy ảnh không thể hiện được toàn bộ những gì đôi mắt có thể nhìn thấy, nhưng đây lại là góc có hình ảnh ít bị bóp méo nhất: 

Ống kính góc rộng (vật thể có kích cỡ khác nhau)
Ống kính góc rộng (vật thể có kích cỡ khác nhau)

Ống kính tele (vật thể có kích cỡ giống nhau)
Ống kính tele (vật thể có kích cỡ giống nhau)

Góc chụp nếu quá rộng sẽ khiến hình ảnh bị phóng đại, còn nếu quá hẹp lại khiến hình ảnh mất đi chiều sâu. Hơn nữa, góc chụp quá rộng cũng khiến những vật thể ở gần rìa khung hình như bị kéo dài ra. 

Hình ảnh bị bóp méo về chiều sâu
Hình ảnh bị bóp méo về chiều sâu

Tóm lại, khác với máy ảnh, mặc dù mắt người thu nhận hình ảnh bị bóp méo ở góc rộng, nhưng não bộ của chúng ta có thể dựng lại hình ảnh 3D mà gần như không bị bóp méo.

2. Độ phân giải và độ chi tiết 
Hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều có từ 5-20 megapixel, kém xa so với khả năng thu nhận hình ảnh của mắt người. Mắt của một người có thị lực 20/20 có thể thu nhận hình ảnh tương đương với một chiếc máy ảnh 52 megapixel (với góc nhìn 60 độ).

Dù vậy, những tính toán như vậy cũng chưa hoàn toàn chính xác. Vì đôi mắt con người chỉ thực sự tập trung ở góc nhìn chính giữa, vậy nên sự thật là mắt chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể xử lý được hết tất cả mọi chi tiết chỉ trong một lần nhìn. 

Càng xa điểm chính giữa, thị lực của chúng ta lại càng giảm đi đáng kể, tới mức mà nếu vật cách tâm mắt khoảng 20 độ thì độ phân giải sẽ chỉ còn 1/10. Ở phạm vi tầm nhìn của mắt, con người chỉ có thể nhận diện được những màu đơn giản hoặc tương phản ở quy mô lớn.

Hình ảnh minh họa độ chi tiết mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ qua một cái nháy mắt.
Hình ảnh minh họa độ chi tiết mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ qua một cái nháy mắt.

Xem xét tất cả những yếu tố trên, có thể nói rằng một lần chớp mắt của chúng ta chỉ có thể nhận diện được hình ảnh với độ chi tiết chỉ tương đương với một chiếc máy ảnh từ khoảng 5 đến 15 megapixel (tùy vào mắt của mỗi người). Tuy nhiên, não bộ của chúng ta lại không thực sự ghi nhớ từng chi tiết của hình ảnh. Thay vào đó, bộ não “ghi chép” lại những chất liệu, màu sắc và độ tương phản đáng nhớ nhất của bức ảnh.

Do vậy, để tổng hợp được một bức ảnh chi tiết trong não bộ, đôi mắt con người sẽ liên tục tập trung vào một vài điểm đáng chú ý nhất, từ đó hình thành nên nhận thức về hình ảnh cho chúng ta:

11 12-03.png
Kết quả cuối cùng là bên trong não bộ hình thành một bức ảnh với độ chi tiết phụ thuộc vào sự chú ý và ưu tiên của đôi mắt. Đây cũng là một bài học dành cho các nhiếp ảnh gia: dù một tác phẩm nhiếp ảnh được đầu tư để đạt đỉnh cao về mặt kỹ thuật, thì những chi tiết trong đó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng không đáng nhớ.

Dưới đây là một vài điểm khác biệt khác trong cách xử lý các chi tiết của đôi mắt chúng ta: 

Tính không đối xứng 

Mắt người có thể quan sát chi tiết ở vùng bên dưới góc nhìn tốt hơn vùng bên trên góc nhìn, và càng nhìn theo hướng ra phía ngoài mũi, phạm vi tầm nhìn càng trở nên nhạy cảm hơn. Máy ảnh thì không như vậy, chúng có thể ghi lại những hình ảnh gần như cân xứng một cách hoàn hảo. 

Điều kiện thiếu sáng

Trong điều kiện thiếu sáng (chẳng hạn như dưới ánh trăng vào ban đêm), đôi mắt của chúng ta có thể “bật” chế độ nhìn màu đơn sắc. Lúc này, tầm nhìn vùng trung tâm cũng xử lý được ít chi tiết hơn so với các vùng lệch tâm. Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh thiên văn đã nhận thức được điều này và tận dụng nó bằng cách nhìn vào cạnh của ngôi sao mờ để có thể nhìn ngôi sao đó rõ hơn bằng mắt thường. 

Phân tầng chi tiết

Phân tầng chi tiết cũng là một yếu tố lớn tạo nên sự khác biệt giữa mắt người và máy ảnh. Đối với máy ảnh, chi tiết càng lớn càng dễ xử lý. Nhưng mắt người thì ngược lại, chi tiết lớn sẽ càng khó nhìn hơn.

Chẳng hạn như với ví dụ bên dưới, cả hai bức ảnh đều có họa tiết và độ tương phản giống nhau, nhưng khi nhìn vào bức ảnh thứ hai, chúng ta không thể nhận ra điều đó vì họa tiết đã được phóng to lên gấp 16 lần so với bức ảnh đầu tiên.

Nhìn thấy rõ họa tiết
Nhìn thấy rõ họa tiết

Không còn nhìn thấy họa tiết
Không còn nhìn thấy họa tiết

3. Độ nhạy và dải tần nhạy sáng 
Dải tần nhạy sáng

Dải tần nhạy sáng (dynamic range) được xem là vùng có ưu điểm rất lớn của mắt người. Trong những tình huống đồng tử mắt co giãn tùy theo từng vùng ánh sáng khác nhau, đôi mắt của chúng ta có thể linh động xử lý vùng ánh sáng đó tốt hơn một bức hình chụp bằng máy ảnh. Phạm vi linh động này có thể lên tới 24 f-stop (thông số cho thấy có bao nhiêu ánh sáng sẽ được lọt qua ống kính máy ảnh). Tuy nhiên, trong những trường hợp này, vì đôi mắt con người xử lý giống với máy quay hơn là máy ảnh, nên chưa chắc những điều trên đã là một sự so sánh công bằng. 

15 16 17-01.png
Thay vì như vậy, nếu chúng ta so sánh dải tần nhạy sáng nhất thời của đôi mắt (khi đồng tử đang ở trạng thái cố định), thì máy ảnh lại có điểm tiến bộ hơn. Điều này cũng giống như khi chúng ta nhìn vào một khung cảnh nào đó và để cho đôi mắt tự điều chỉnh, đồng thời giữ nguyên vị trí và không nhìn đi đâu khác. Trong trường hợp này, dải tần nhạy sáng của mắt chúng ta rơi vào khoảng 10-14 stop, cao hơn so với máy ảnh du lịch (rơi vào khoảng 5-7 stop) và tương đương với máy ảnh  DSLR (khoảng stop)

Mặt khác, dải tần nhạy sáng của mắt người cũng phụ thuộc vào độ sáng và tương phản của vật thể, vậy nên những lý thuyết được đề cập phía trên chỉ áp dụng trong những điều kiện ánh sáng tự nhiên đặc trưng. Chẳng hạn, khi ngắm nhìn trời sao vào buổi tối, đôi mắt của chúng ta thậm chí còn có thể đạt mức dải tần nhạy sáng nhất thời cao hơn nữa.

*Cách xác định dải tần nhạy sáng: Đơn vị được sử dụng phổ biến nhất để đo dải tần nhạy sáng trong nhiếp ảnh là f-stop. F-stop là khái niệm cho ta thấy tỉ lệ giữa các vùng sáng và tối nhất trong một khung hình với lũy thừa cơ số 2. Chẳng hạn, với dải tần nhạy sáng ở 3 f-stop, bức hình sẽ có vùng sáng nhất sáng hơn vùng tối nhất 8 lần (vì 2 mũ 3 bằng 8).

Đóng băng chuyển động
Đóng băng chuyển động

Độ nhạy sáng trong điều kiện thiếu sáng
Độ nhạy sáng trong điều kiện thiếu sáng

Độ nhạy sáng

Độ nhạy sáng cũng là một yếu tố quan trọng khác mà chúng ta cần đề cập tới. Độ nhạy sáng là khái niệm mô tả khả năng xử lý những vật thể mờ hoặc có chuyển động nhanh. Trong điều kiện ánh sáng tốt, những máy ảnh hiện đại đều có khả năng xử lý tốt hình ảnh của vật thể di chuyển nhanh. Những bức ảnh chụp ảnh tốc độ cao thường được chụp bởi máy ảnh có tốc độ nhạy sáng ISO trên 3200, trong khi với điều kiện ánh sáng tương tự, tốc độ ISO của đôi mắt chúng ta chỉ ở mức 1. 

Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu sáng, “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta lại nhạy bén hơn (nếu được tự điều chỉnh trong khoảng hơn 30 phút). Theo các nhiếp ảnh gia chụp ảnh thiên văn, độ nhạy sáng ISO của mắt người có thể lên tới 500-1000, cao gần bằng máy ảnh kỹ thuật số. 

Mặc khác, máy ảnh có khả năng kéo dài thời gian phơi sáng để có thể chụp lại chi tiết hơn những vật mờ. Mắt người lại không được như vậy, chúng ta sẽ chẳng thể nhìn được thêm bất kỳ chi tiết nào nếu nhìn vào một vật lâu hơn 10-15 giây.

Kết luận
Nhiều người có thể cho rằng dù máy ảnh liệu có “đánh bại” được mắt người hay không cũng không quan trọng, và tranh cãi về vấn đề này là một việc vô nghĩa, vì máy ảnh luôn có tiêu chuẩn khác với mắt người, đó là làm thế nào để tạo ra những bức ảnh giống thật nhất. 

Một bức ảnh không thể biết đâu là vùng được đôi mắt tập trung nhìn nhất, vậy nên mọi phần của bức ảnh đều phải thể hiện chi tiết ở mức độ cao nhất để chúng ta nhìn vào đâu cũng thấy rõ ràng. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng với những bức ảnh in khổ rộng hoặc ảnh chụp cận cảnh. 

Tuy nhiên, cũng có người khác cho rằng chúng ta vẫn nên so sánh, nhưng hãy đặt khả năng của máy ảnh vào những bối cảnh cụ thể.

Nhìn chung, phần lớn những lợi thế của hệ thống thị giác con người bắt nguồn từ khả năng truyền đạt thông tin từ đôi mắt tới não bộ, còn với máy ảnh thì chỉ là một bức ảnh thô, chưa xử lý. 

Dù sao thì máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đã phát triển nhanh chóng và “vượt mặt” đôi mắt con người ở một vài khía cạnh. Suy cho cùng, người thắng cuộc vẫn sẽ là người nhiếp ảnh gia có khả năng tổng hợp nhiều bức ảnh lại với nhau để tạo ra một tác phẩm tuyệt vời nhất, vượt xa được cả khả năng quan sát của con người. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
NTV Anh
20/08/2022 19:36:16
+4đ tặng

Máy ảnh và mắt người có nhiều khá nhiều điểm chung – mắt chụp hình ảnh tương tự như cách máy ảnh thực hiện. Giải phẫu của máy ảnh có nhiều điểm tương đồng với nhãn cầu sinh học hơn nhiều người tưởng tượng, bao gồm giác mạc giống như thấu kính và võng mạc giống như phim. Những điểm tương đồng như thế này mang lại cho máy ảnh vẻ ngoài của một con mắt robot. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa máy ảnh và mắt, nhưng chúng không có nghĩa là giống hệt nhau.Chúng ta cùng so sánh sản phẩm chụp mà con người tạo ra có những điểm khác biệt gì với chính đôi mắt của chúng ta không nhé.

 

Giác mạc và thấu kính

Giác mạc là phần trước trong suốt (như thạch trong suốt) của mắt. Phần này có dạng hình cầu . Ống kính của máy ảnh cũng trong suốt (kính) và nằm ở phía trước thân máy. Giống như giác mạc, ống kính cũng duy trì độ cong hình cầu. Độ cong giác mạc và ống kính cho phép mắt và máy ảnh có thể nhìn, mặc dù không nằm trong tiêu cự, một khu vực giới hạn ở cả bên phải và bên trái. Mắt và máy ảnh sẽ chỉ nhìn thấy những gì trực tiếp ở phía trước nó.

Mống mắt và khẩu độ

Khẩu độ của máy ảnh giống như mống mắt đối với mắt và điều này cho thấy một trong nhiều điểm tương đồng giữa máy ảnh và mắt. Kích thước khẩu độ đề cập đến lượng ánh sáng được đưa vào máy ảnh và cuối cùng sẽ chạm vào cảm biến hoặc phim. Giống như mắt người, khi mống mắt tự co lại, con ngươi trở nên nhỏ hơn và mắt mất ít ánh sáng hơn. Khi mống mắt mở rộng trong các tình huống tối hơn, con ngươi trở nên to hơn, do đó nó có thể thu được nhiều ánh sáng hơn. Hiệu ứng tương tự xảy ra với khẩu độ; giá trị khẩu độ lớn hơn (thấp hơn) cho ánh sáng nhiều hơn giá trị khẩu độ nhỏ (cao hơn). Mở ống kính là con ngươi; lỗ mở càng nhỏ, ánh sáng càng lọt vào.

 
Khả năng lấy nét của mắt và máy ảnh

Cả mắt và máy ảnh đều có khả năng lấy nét vào một vật thể và làm mờ phần còn lại. Mắt và máy ảnh đều có thể lựa chọn một vật thể rồi tập trung vào và làm mở hậu cảnh còn lại

Phạm vi

Như mắt, máy ảnh có một phạm vi hạn chế để chụp những gì xung quanh nó. Độ cong của mắt và ống kính cho phép cả hai có thể nhìn vào những gì không trực tiếp ở phía trước nó. Tuy nhiên, mắt chỉ có thể chụp trong một phạm vi cố định, trong khi phạm vi của máy ảnh có thể được thay đổi bởi độ dài tiêu cự của các loại ống kính khác nhau.

Võng mạc và phim

Võng mạc nằm ở phía sau mắt và thu thập ánh sáng phản chiếu từ môi trường xung quanh để tạo thành hình ảnh. Nhiệm vụ tương tự trong máy ảnh được thực hiện bằng phim hoặc cảm biến trong máy ảnh kỹ thuật số. Quá trình này góp phần vào sự hoạt động của cả máy ảnh và mắt.

 

Và đó là toàn bộ những thông tin mình cung cấp cho bạn. Mong đó là những kiến thức góp phần hiểu thêm về thành phần cấu tạo của mắt và máy ảnh. Và hãy ghi nhớ rằng mỗi chúng ta đang sở hữu hai chiếc máy ảnh tân tiến nhất do vậy hãy trận trọng và bảo vệ nó nhé!

0
0
Guess my name
20/08/2022 19:37:26
+3đ tặng

Mắt của chúng ta có khả năng quan sát một khung cảnh và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với chủ thể muốn nhìn vào, còn máy ảnh thì chỉ biết chụp lại một khung cảnh tĩnh. Đây là đặc điểm chính gây ra nhiều hiểu nhầm nhất về sự khác biệt giữa mắt người và máy ảnh. Được điều khiển bởi bộ não, đôi mắt có khả năng bù trừ ánh sáng theo từng vùng khi nhìn vào một khung cảnh có các mảng sáng và tối. Nói một cách đơn giản, não bộ sẽ điều chỉnh để làm vùng tối sáng lên và vùng sáng thì dịu đi. Hơn nữa, đôi mắt có thể thay đổi góc nhìn liên tục để quan sát được một phạm vi rộng hơn hoặc tập trung vào những vật ở những độ xa khác nhau.

Tuy nhiên, mắt người hoạt động giống một máy quay video hơn là một máy ảnh chụp ảnh tĩnh, vì mắt cũng tổng hợp lại một chuỗi hình ảnh liên tục để hình thành một bức tranh trực quan tổng thể. Một bức ảnh chụp có thể tương tự với một cái liếc mắt nhanh hơn. Nhưng suy cho cùng, hệ thống thị giác của con người vẫn có những đặc điểm hoàn toàn riêng biệt, lý do là vì:

Những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt là một hình ảnh được tái tạo lại bởi bộ não bằng những thông tin từ đôi mắt, chứ không phải bằng ánh sáng trực tiếp đi vào mắt.  

Nhiều người đọc chắc hẳn sẽ nghi ngờ sự chính xác của nhận định trên. Những ví dụ sau đây sẽ minh họa một số trường hợp khi bộ não bị đánh lừa và “nhìn thấy” những thứ khác với đôi mắt.

 

Ví dụ thứ nhất: Đưa con trỏ ra khỏi khung hình và tập trung nhìn vào dấu cộng ở trung tâm. Hình tròn bị khuyết sẽ di chuyển xung quanh vòng tròn trong hình, nhưng sau một lúc thì hình tròn này sẽ bắt đầu có màu xanh lá mặc dù trong ảnh hoàn toàn không có màu xanh lá.

 

Ví dụ thứ hai: Di chuyển con trỏ chuột ra vào liên tục bức ảnh trên. Từng nấc màu sẽ nhạt hơn hoặc đậm hơn một chút ở phía trên và phía dưới, mặc dù màu trong từng nấc thang đó hoàn toàn trơn.

Mặc dù có khác nhau cơ bản, chúng ta vẫn nên có sự so sánh nhất định giữa máy ảnh và mắt người. Trong một số trường hợp cụ thể vẫn có thể so sánh một cách công bằng hai thứ này với nhau, nhưng điều này chỉ đúng nếu bạn đối chiếu những đối tượng trước mắt cũng và cách bộ não xử lý thông tin hình ảnh. Những mục tiếp theo sẽ cố gắng phân tách rõ ràng hai hiện tượng này nếu cần thiết.

SO SÁNH TỔNG QUAN

Bài viết này sẽ so sánh mắt và máy ảnh trên 3 phương diện chính:

  1. Phạm vi quan sát
  2. Độ phân giải và độ chi tiết
  3. Độ nhạy sáng và Dynamic Range

Phía trên là ba khía cạnh cho thấy sự khác biệt rõ ràng nhất giữa máy ảnh và mắt người, đồng thời cũng là những yếu tố gây ra nhiều tranh cãi nhất. Một số đặc điểm khác cũng có thể kể đến như độ sâu trường ảnh, cân bằng trắng, gam màu hay tầm nhìn nhân đôi (stereo vision), tuy nhiên chúng ta sẽ không đi sâu vào những mục này.

1. PHẠM VI QUAN SÁT

Đối với máy ảnh, phạm vi quan sát được quyết định bởi tiêu cự ống kính và kích cỡ sensor máy ảnh. Ví dụ như một lens tele sẽ có tiêu cự dài hơn một lens chụp chân dung phổ thông, đồng thời cũng có góc nhìn hẹp hơn.

 

Mắt người không đơn giản như vậy. Mặc dù có thể hiểu là mắt người có tiêu cự xấp xỉ 22 mm, điều này không hoàn toàn tương ứng với tiêu cự máy ảnh do: 1. đằng sau mắt có kết cấu cong, 2. chi tiết hình ảnh giảm dần khi càng xa tâm của tầm nhìn, 3. hình ảnh chúng ta nhìn thấy được kết hợp từ hình ảnh của cả hai mắt.

Từng con mắt sẽ có góc nhìn từ 120 đến 200 độ, tùy thuộc vào định nghĩa thế nào là “nhìn thấy” của mỗi người. Vùng giao nhau giữa tầm nhìn của hai mắt rơi vào khoảng 130 độ, gần bằng một chiếc ống kính fisheye. Tuy nhiên, thông qua quá trình tiến hóa, tầm nhìn siêu rộng này của mắt người chỉ có tác dụng cảm nhận chuyển động hoặc những vật với kích thước rất lớn (ví dụ như một con hổ đang vồ đến từ một bên). Hơn nữa, một góc nhìn rộng như vậy sẽ bóp méo hình ảnh rất nhiều nếu như được chụp trên máy ảnh.

 

Phạm vi quan sát ở chính giữa (khoảng 40-60 độ) mới có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên tầm nhìn của chúng ta. Đây cũng là vùng mà mắt có thể quan sát rõ ràng một vật nào đó mà không cần phải di chuyển mắt. Tình cờ thay, tầm nhìn ở vùng này tương đương với một ống kính tiêu cự 50mm (hoặc chính xác hơn là 43mm) trên một máy ảnh full frame, hoặc một ống kính 27mm trên một máy ảnh sensor có chỉ số crop 1.6X. Mặc dù hình ảnh ở phạm vi quan sát này không thực sự hàm chứa đầy đủ ánh sáng được mắt thu lại, nó lại là vùng có hình ảnh bị bóp méo ở mức độ chấp nhận được nhất.

 

 

Những góc nhìn quá rộng sẽ phóng đại kích cỡ của hình ảnh, còn góc nhìn quá hẹp sẽ khiến những đối tượng quan sát có kích cỡ tương đồng và mất đi cảm giác về chiều sâu. Những góc nhìn cực rộng còn có xu hướng khiến cho hình ảnh ở ngoài rìa khung hình bị kéo dài hơn.

 

Vậy khi so sánh với máy ảnh, mặc dù mắt người thực chất thu nhận hình ảnh bị bóp méo ở một góc rộng  nhưng bộ não lại hình thành một hình ảnh 3D mà gần như không có cảm giác bị bóp méo.

2. ĐỘ PHÂN GIẢI VÀ ĐỘ CHI TIẾT

Hầu hết máy ảnh hiện đại đều có 5-20 megapixel. Con số này được nhiều người coi là thua xa với khả năng của mắt người vì một người có thị giác hoàn hảo có khả năng xử lý lượng hình ảnh tương đương 52 megapixel (nếu mặc định coi góc nhìn là 60 độ).

Nhưng những tính toán như vậy không thực sự chính xác. Thị giác của chúng ta chỉ thực sự tập trung vào tầm nhìn ở chính giữa, vậy nên con người không thực sự xử lý toàn bộ chi tiết trong 52 megapixel. Càng xa tâm, khả năng quan sát chi tiết của mắt người càng giảm đi một cách rõ rệt, đến mức mà những thứ cách tâm mắt chỉ khoảng 20 độ có thể chỉ còn 1/10 độ chi tiết. Ở giới hạn góc nhìn của đôi mắt, con người chỉ có thể nhận ra những sự tương phản quy mô lớn hoặc màu sắc đơn giản:

Hình ảnh minh họa độ chi tiết hình ảnh trong một nháy mắt 

Nếu xét thêm cả điều trên, khả năng quan sát chi tiết của mắt người trong một nháy mắt chỉ tương đương với một chiếc máy ảnh 5-15 megapixel tùy thuộc vào thị giác mỗi người. Tuy nhiên, trí nhớ của chúng ta không lưu giữ từng chi tiết của hình ảnh. Thay vào đó, nó chỉ ghi chép những chất liệu đáng nhớ, màu sắc và tính tương phản của hình ảnh theo từng hình ảnh được thu nạp.

Để hình thành hình ảnh trong tâm trí, mắt người sẽ tập trung vào một vài điểm gây chú ý một cách liên tục. Việc này sẽ thêu dệt nên nhận thức về mặt hình ảnh của chúng ta:


Khung cảnh ban đầu
Ví dụ về những vùng gây chú ý với mắt người

Kết quả là một hình ảnh trong tâm trí với mức độ chi tiết phụ thuộc vào sự chú ý của người nhìn. Nhiếp ảnh gia có thể rút ra một bài học từ hiện thực này: đó là kể cả khi bức ảnh của bạn có đạt đến đỉnh cao của công nghệ, điều quan trọng hơn vẫn là liệu những chi tiết trong bức ảnh của bạn có đáng nhớ hay không.

Sau đây là một số đặc điểm xử lý chi tiết khác của đôi mắt:

Tính bất xứng: Mắt có khả năng quan sát chi tiết bên dưới góc nhìn tốt hơn là bên trên, và tầm nhìn rộng nhạy cảm hơn khi nhìn về phía ngoài mũi hơn là về phía mũi. Máy ảnh không có sự bất xứng này.

Điều kiện thiếu sáng: Dưới những điều kiện ánh sáng rất yếu, như dưới ánh trắng hoặc ánh sao, mắt của chúng ta sẽ bắt đầu chuyển sang chế độ đơn sắc. Thêm nữa, tầm nhìn chính giữa cũng sẽ bắt đầu xử lý ít chi tiết hơn ở vùng lệch tâm. Rất nhiều nhà chiêm tinh tận dụng điều này và chỉ nhìn một cạnh của một ngôi sao mờ để quan sát được ngôi sao đó khi không có dụng cụ hỗ trợ.

Phân tầng chi tiết: Chúng ta thường tập trung vào mức độ chi tiết hình ảnh cao nhất có thể xử lý được, mà lại quên mất sự khác biệt lớn giữa máy ảnh và mắt người về đặc điểm phân tầng chi tiết. Với máy ảnh, chi tiết có kích cỡ càng lớn thì sẽ càng dễ xử lý, nhưng đối với mắt người thì hoàn toàn ngược loại: chi tiết càng lớn nhìn qua mắt lại càng khó hơn. Ở ví dụ bên dưới, cả hai hình đều có họa tiết và mức độ tương phản giống nhau, tuy nhiên chi tiết ở hình bên phải lại biến mất do họa tiết trong hình này đã bị phóng to hơn 16 lần.

 

3. ĐỘ NHẠY SÁNG VÀ DYNAMIC RANGE

Dynamic range thường được coi là một trong những ưu điểm lớn của mắt người. Ở những tình huống mà đồng tử tự động co giãn tùy theo những vùng ánh sáng khác nhau, đúng là mắt người có khả năng xử lý nhiều vùng ánh sáng linh động tốt hơn một bức ảnh đơn lẻ, với phạm vi linh động có thể đạt hơn 24 stop sáng. Nhưng sự so sánh như vậy giống với máy quay hơn là máy ảnh, vậy nên có thể điều này chưa thực sự công bằng.

 

Mặt khác, nếu chúng ta so sánh dynamic range nhất thời của mắt ở một trạng thái đồng tử cố định, máy ảnh lại ưu việt hơn. Trường hợp này tương tự như việc nhìn vào một khung cảnh, dành thời gian cho mắt điều chỉnh và giữ nguyên mắt ở vị trí đó. Khi đó, dynamic range của mắt người được ước tính vào khoảng 10-14 f-stop (cao hơn những máy ảnh du lịch nhỏ gọn với khoảng 5-7 stop và tương đương với máy ảnh SLR với 8-11 stop).

Mặt khác, dynamic range của mắt còn phụ thuộc vào độ sáng và độ tương phản, lý thuyết phía trên chỉ áp dụng được dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên điển hình. Ví dụ như khi ngắm sao vào buổi đêm, mắt người có thể sẽ đạt mức dynamic range còn cao hơn nữa.

Đo lường dynamic range: Đơn vị hay được sử dụng để tính toán dynamic range trong nhiếp ảnh là f-stop. Con số này có chức năng mô tả tỉ lệ giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất trong khung hình theo lũy thừa cơ số 2. Ví dụ như một bức ảnh có dynamic range là 3 f-stop sẽ có vùng sáng nhất sáng hơn vùng tối nhất 2x2x2=8 lần.

Độ nhạy sáng: Một yếu tố quan trọng nữa là độ nhạy sáng, hay còn gọi là khả năng nhận diện những đối tượng có ánh sáng yếu hoặc di chuyển nhanh. Dưới điều kiện ánh sáng mạnh, các máy ảnh hiện đại có khả năng xử lý hình ảnh những vật di chuyển rất nhanh, đặc trưng bởi những bức ảnh tốc độ cao lạ mắt. Máy ảnh làm được điều này là nhờ tốc độ ISO trên 3200, trong khi mắt người dưới điều kiện ánh sáng tương tự có chỉ số ISO chạm đáy 1.

Tuy nhiên, trong những điều kiện thiếu sáng, mắt người cũng trở nên nhạy cảm hơn nếu được tự điều chỉnh trong một khoảng thời gian hơn 30 phút. Những nhiếp ảnh gia thiên văn ước tính lúc này ISO của mắt lên đến 500 – 1000, không bằng máy ảnh kỹ thuật số những cũng rất gần. Mặt khác, máy ảnh có thể kéo dài thời gian phơi sáng để thu được nhiều chi tiết hơn, còn hình ảnh qua mắt người không thay đổi gì sau khi đã nhìn cả 10 đến 15 giây.

KẾT LUẬN

Nhiều người sẽ coi rằng việc tranh luận về tính hơn kém của máy ảnh và mắt người là một việc hết sức vô nghĩa, đơn giản là vì máy ảnh có tiêu chuẩn hoàn toàn khác đó là làm sao để có những bức ảnh thật nhất. Một bức ảnh được in ra không quan tâm là người xem sẽ tập trung vào đâu, mà mỗi phần của bức ảnh đó cần phải đạt được độ chi tiết cao nhất phòng khi người xem sẽ nhìn vào đó. Điều này lại càng đúng hơn với những bản in kích cỡ lớn hoặc được quan sát cận cảnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tranh luận rằng con người nên đặt khả năng của công nghệ vào những bối cảnh cụ thể hơn.

Tóm lại, những lợi thế của thị giác bắt nguồn từ khả năng xử lý thông tin hình ảnh một cách thông minh của não bộ, còn với máy ảnh chúng ta chỉ có bức ảnh thô. Nhưng nói gì thì nói, công nghệ máy ảnh đã phát triển đến mức chúng tốt hơn mắt người ở một vài mặt. Kẻ thắng cuộc cuối cùng sẽ là người có khả năng ghép nhiều bức ảnh chụp lại với nhau và tạo ra một bức ảnh cuối cùng vượt xa cả khả năng quan sát của đôi mắt.

0
0
miu miu
26/08/2022 19:13:28
Máy ảnh đều mô phỏng theo hoạt động của đôi mắt, nhưng chưa bao giờ tái tạo một cách hoàn hảo cấu trúc tinh vi của mắt và bộ não con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư