ANH CHỊ RÚT GỌN Ý LẠI GIÚP EM VỚI Ạ
( Hình ảnh tưởng tượng của trẻ bay bổng, rực rỡ, giàu màu sắc cảm xúc và hay vi phạm hiện thực. Trẻ thường thích vẽ về các chủ đề gây cho trẻ cảm xúc mạnh như ngày lễ, ngày hội, về xiếc, múa rối, trẻ thường thích đóng vai chính diện trong trò chơi... Hình ảnh tưởng tượng của trẻ hay vi phạm hiện thực (không dựa nhiều trên cơ sở của hiện thực) không phải là do trẻ có kinh nghiệm phong phú mà chủ yếu là do vốn kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn. Những kiến thức và biểu tượng của trẻ mẫu giáo chưa đủ để tạo hình ảnh mới. Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo khác tưởng tượng của người lớn ở chỗ : n sau tính đa dạng bể ngoài là sự nghèo nàn, sự không rõ ràng, sự sơ lược và sự rập khuôn của hình ảnh tưởng tượng. Trẻ thường hay lẫn lộn giữa hiện thực và cái được tưởng tượng ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tư duy phê phán của trẻ còn thấp, do vậy, trẻ không biết cái gì thường có, cái gì không thường có.
Châu Thanh Tùng, 5 tuổi, không thích con quỷ trong truyện cổ tích vì nó hay gây hại cho người khác. Có lần cháu hỏi mẹ : “Đại bác có bắn được quỷ không ?”... Qua đây ta thấy cháu đang trong thời gian tìm hiểu về thế giới bên ngoài, trong đó, đại bác, con quỷ đều là các đối tượng được nhận thức. Do vốn kiến thức của cháu còn hạn chế nên khó xác định rõ ràng cái gì có thực và cái gì không.
Trẻ mẫu giáo, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo bé, dễ dàng liên kết những biểu tượng khác nhau và có thái độ thiếu phê phán sự liên hợp mới được tạo ra đó.)
0 Xem trả lời
58