Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau: "Những đường Việt Bắc của ta ... Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".

Giúp với ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
42.882
63
12
Ho Thi Thuy
26/04/2017 21:58:23
​Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau khỉ cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội, chấn động thế giới. Có thể coi Việt Bắc là một bản tổng kết về một giai đoạn lịch sử bằng thơ, tái hiện lại hiện thực đau thương và oanh liệt của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích dưới đây là bức tranh sống động, hào hùng về khí thế tiến công như vũ bão của quân dân ta:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…

Nhà thơ đã tập trung thể hiện không khí hào hùng trong giai đoạn thứ ba của cuộc kháng chiến khi sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Theo dòng hồi tưởng, nhà thơ dẫn dắt người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian là núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh, những âm thanh sôi nổi, dồn dập làm náo nức lòng người. Ánh sáng cách mạng đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca. Giọng điệu dìu dặt, du dương ở những đoạn thơ trước đến đây đã chuyển thành giọng điệu dồn dập, rắn rỏi và phấn khích.

Tố Hữu miêu tả rất chân thực và sinh động khung cảnh chiến khu Việt Bắc trong mùa chiến dịch qua hình ảnh những con đường đêm đêm rầm rập bước chân của bộ dội, dân công, bập bùng ánh sáng của lửa đuốc và ánh đèn pha của những đoàn xe ra trận.

Trong thời gian đó, ban ngày máy bay địch bắn phá dữ dội nhưng ban đêm thì chúng đành bất lực. Màn đêm bao la đã mang lại ưu thế cho quân dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà thơ ca kháng chiến có nhiều bài tả cảnh ban đêm : Những đêm dài hành quân nung nấu, Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu (Đất nước – Nguyễn Đình Thi); Đêm nay, rừng hoang sương muối, Nằm cạnh bên nhau chờ giặc tới, Đầu súng trăng treo (Đồng Chí – Chính Hữu). Trong đời sống bình thường, ban đêm là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, là thời điểm nghỉ ngơi yên tĩnh của con người. Nhưng trong chiến tranh, đêm thường là điểm khởi đầu của những trận đánh, những chiến dịch lớn nối tiếp nhau: Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Hai từ của ta thể hiện rõ ý thức làm chủ của người dân đối với đất nước, đồng thời thể hiện niềm tự hào về tính chất bất khả xâm phạm của vùng căn cứ địa kháng chiến.

Trên các nẻo đường ra hỏa tuyến, bộ đội, dân công với súng đạn, gánh gồng, với khí thế bừng bừng xung trận. Các từ tượng thanh và tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng rất phù hợp diễn tả chính xác không khí tự tin, hồ hởi và sức mạnh như triều dâng thác lũ của quân dân ta. Hình ảnh so sánh: Đêm đêm rầm rập như là đất rung đặc tả quy mô lớn của các trận đánh chuẩn bị diễn ra. Tác giả đã thể hiện được sự thống nhất, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên trong một thời điểm lịch sử đặc biệt.

Bên cạnh những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, trong bức tranh kháng chiến bằng thơ này còn có những nét vẽ theo chiều cao. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan là một nét vẽ như thế. Ánh sao trước hết là một hình ảnh thực; bên cạnh đó nó còn là hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Có thể hiểu ánh sao như ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường dẫn lối cho người chiên sĩ chiến đấu. Ba sự vật: ánh sao, mũi súng, mũ nan hợp thành một hình tượng khỏe khoắn, vững chãi về mặt tạo hình, phản ánh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của quân dân ta.

Tuy tả cảnh đêm Việt Bắc nhưng bức tranh không thiếu các chi tiết nói về ánh sáng. Bên cạnh ánh sáng xanh của sao trời là ánh sáng đỏ của lửa đuốc, của muôn tàn lửa bay, của đèn pha bật sáng… Hai câu thơ Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay vẽ ra một cảnh tượng rực rỡ và hừng hực khí thế bằng những nét bút gân guốc, mạnh mẽ. Cách nói thậm xưng bước chân nát đá diễn tả rất ấn tượng sức mạnh đạp bằng mọi gian khó của những đoàn người trên đường ra hỏa tuyến. Những bước chân dồn dập ấy đã làm cho núi rừng bừng thức. Màn đêm thăm thẳm sương dày bị xua tan bởi ánh đèn pha, gợi liên tưởng đến chiến thắng đã gần kề trước mặt. Hình ảnh so sánh trong câu: Đèn pha bật sáng như ngày mai lên thoạt nghe có vẻ cường điệu nhưng phải so sánh nhu thé thì nhà thơ mới nói hết được niềm phấn chấn đang tràn ngập lòng người trước sự lớn mạnh vượt bậc của quân đội ta khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn cuối cùng: giai đoạn tổng phản công giành thắng lợi:

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…

Tin thắng trận từ khắp các chiến trường trong cả nước dồn dập đổ về chiến khu Việt Bắc. Những cụm từ vui về, vui từ, vui lên vừa tạo được không khí phấn chấn, rộn ràng vừa biểu đạt ý : chiến khu Việt Bắc chính là đầu não của cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi từ khắp nơi dồn tụ về đó, để rồi từ đó lại tỏa đi trăm ngả.

Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của hàng loạt địa danh. Thơ ca kháng chiến có nhiều bài nhắc đến tên của những địa phương gắn liền với các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn như bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài Bên kia sống Đuống của Hoàng cầm… Nhưng cách đưa địa danh vào thơ của Tố Hữu có khác. Nếu Quang Dũng chú ý tới những tên đất gợi ấn tượng về sự xa xôi, hoang dã, heo hút và bí ẩn ; Hoàng cầm chú ý tới những cái tên gợi lên những sắc màu truyền thống của quê hương thì Tố Hữu lại quan tâm tới những địa danh lừng lẫy chiến công mà tên gọi của chúng làm náo nức lòng người. Có thể nói ít khi thấy những địa danh bình thường mà lại chan chứa chất sử, chất thơ và vang vọng trong lòng người đến như thế.

Đoạn thờ trên giàu chất sử thi, thể hiện rất rõ khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng của Tố Hữu bằng ngôn ngữ thơ ca. Đọc đoạn thơ, chúng ta tưởng như đang được sống lại trong không khí sục sôi của một thời lửa đạn không thể nào quên – cái thời của những sự kiện lớn lao và những niềm vui, niềm tin tưởng, tự hào cũng rất đỗi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
9
Yến Elly
26/04/2017 22:02:12
Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau khỉ cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội, chấn động thế giới. Có thể coi Việt Bắc là một bản tổng kết về một giai đoạn lịch sử bằng thơ, tái hiện lại hiện thực đau thương và oanh liệt của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích dưới đây là bức tranh sống động, hào hùng về khí thế tiến công như vũ bão của quân dân ta:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…

Nhà thơ đã tập trung thể hiện không khí hào hùng trong giai đoạn thứ ba của cuộc kháng chiến khi sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Theo dòng hồi tưởng, nhà thơ dẫn dắt người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian là núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh, những âm thanh sôi nổi, dồn dập làm náo nức lòng người. Ánh sáng cách mạng đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca. Giọng điệu dìu dặt, du dương ở những đoạn thơ trước đến đây đã chuyển thành giọng điệu dồn dập, rắn rỏi và phấn khích.

Tố Hữu miêu tả rất chân thực và sinh động khung cảnh chiến khu Việt Bắc trong mùa chiến dịch qua hình ảnh những con đường đêm đêm rầm rập bước chân của bộ dội, dân công, bập bùng ánh sáng của lửa đuốc và ánh đèn pha của những đoàn xe ra trận.

Trong thời gian đó, ban ngày máy bay địch bắn phá dữ dội nhưng ban đêm thì chúng đành bất lực. Màn đêm bao la đã mang lại ưu thế cho quân dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà thơ ca kháng chiến có nhiều bài tả cảnh ban đêm : Những đêm dài hành quân nung nấu, Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu (Đất nước – Nguyễn Đình Thi); Đêm nay, rừng hoang sương muối, Nằm cạnh bên nhau chờ giặc tới, Đầu súng trăng treo (Đồng Chí – Chính Hữu). Trong đời sống bình thường, ban đêm là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, là thời điểm nghỉ ngơi yên tĩnh của con người. Nhưng trong chiến tranh, đêm thường là điểm khởi đầu của những trận đánh, những chiến dịch lớn nối tiếp nhau: Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Hai từ của ta thể hiện rõ ý thức làm chủ của người dân đối với đất nước, đồng thời thể hiện niềm tự hào về tính chất bất khả xâm phạm của vùng căn cứ địa kháng chiến.

Trên các nẻo đường ra hỏa tuyến, bộ đội, dân công với súng đạn, gánh gồng, với khí thế bừng bừng xung trận. Các từ tượng thanh và tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng rất phù hợp diễn tả chính xác không khí tự tin, hồ hởi và sức mạnh như triều dâng thác lũ của quân dân ta. Hình ảnh so sánh: Đêm đêm rầm rập như là đất rung đặc tả quy mô lớn của các trận đánh chuẩn bị diễn ra. Tác giả đã thể hiện được sự thống nhất, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên trong một thời điểm lịch sử đặc biệt.

Bên cạnh những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, trong bức tranh kháng chiến bằng thơ này còn có những nét vẽ theo chiều cao. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan là một nét vẽ như thế. Ánh sao trước hết là một hình ảnh thực; bên cạnh đó nó còn là hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Có thể hiểu ánh sao như ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường dẫn lối cho người chiên sĩ chiến đấu. Ba sự vật: ánh sao, mũi súng, mũ nan hợp thành một hình tượng khỏe khoắn, vững chãi về mặt tạo hình, phản ánh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của quân dân ta.

Tuy tả cảnh đêm Việt Bắc nhưng bức tranh không thiếu các chi tiết nói về ánh sáng. Bên cạnh ánh sáng xanh của sao trời là ánh sáng đỏ của lửa đuốc, của muôn tàn lửa bay, của đèn pha bật sáng… Hai câu thơ Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay vẽ ra một cảnh tượng rực rỡ và hừng hực khí thế bằng những nét bút gân guốc, mạnh mẽ. Cách nói thậm xưng bước chân nát đá diễn tả rất ấn tượng sức mạnh đạp bằng mọi gian khó của những đoàn người trên đường ra hỏa tuyến. Những bước chân dồn dập ấy đã làm cho núi rừng bừng thức. Màn đêm thăm thẳm sương dày bị xua tan bởi ánh đèn pha, gợi liên tưởng đến chiến thắng đã gần kề trước mặt. Hình ảnh so sánh trong câu: Đèn pha bật sáng như ngày mai lên thoạt nghe có vẻ cường điệu nhưng phải so sánh nhu thé thì nhà thơ mới nói hết được niềm phấn chấn đang tràn ngập lòng người trước sự lớn mạnh vượt bậc của quân đội ta khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn cuối cùng: giai đoạn tổng phản công giành thắng lợi:

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…

Tin thắng trận từ khắp các chiến trường trong cả nước dồn dập đổ về chiến khu Việt Bắc. Những cụm từ vui về, vui từ, vui lên vừa tạo được không khí phấn chấn, rộn ràng vừa biểu đạt ý : chiến khu Việt Bắc chính là đầu não của cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi từ khắp nơi dồn tụ về đó, để rồi từ đó lại tỏa đi trăm ngả.

Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của hàng loạt địa danh. Thơ ca kháng chiến có nhiều bài nhắc đến tên của những địa phương gắn liền với các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn như bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài Bên kia sống Đuống của Hoàng cầm… Nhưng cách đưa địa danh vào thơ của Tố Hữu có khác. Nếu Quang Dũng chú ý tới những tên đất gợi ấn tượng về sự xa xôi, hoang dã, heo hút và bí ẩn ; Hoàng cầm chú ý tới những cái tên gợi lên những sắc màu truyền thống của quê hương thì Tố Hữu lại quan tâm tới những địa danh lừng lẫy chiến công mà tên gọi của chúng làm náo nức lòng người. Có thể nói ít khi thấy những địa danh bình thường mà lại chan chứa chất sử, chất thơ và vang vọng trong lòng người đến như thế.

Đoạn thờ trên giàu chất sử thi, thể hiện rất rõ khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng của Tố Hữu bằng ngôn ngữ thơ ca. Đọc đoạn thơ, chúng ta tưởng như đang được sống lại trong không khí sục sôi của một thời lửa đạn không thể nào quên – cái thời của những sự kiện lớn lao và những niềm vui, niềm tin tưởng, tự hào cũng rất đỗi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×