1. Di tích điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
2. Di tích lịch sử Bến Trường Trầu
3. Di tích lịch sử Gò Đá Đen
4. Di tích nghệ thuật kiến trúc Chăm-Tháp Dương Long
Tháp Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng thẳng hàng theo trục Bắc Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông. Hiện nay tháp nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách huyện lị chừng 12km về phía Đông.
Tháp Dương Long được xây dựng trên một quả đồi không cao lắm gồm ba ngôi tháp, tháp chính giữa cao 40m, tháp 2 bên cao 38m. Tháp giữa được xây dựng bằng gạch đỏ nhưng nó được trang trí rất nhiều các tượng và phù điêu bằng đá sa thạch có hình voi và rồng. Bên trên các cửa là các hình chạm nổi trình bày các vũ nữ và sư tử, các quái vật, các súc vật, các phụ nữ và con voi. Chung quanh các đền tháp này vẫn còn giữ được các đường chỉ và đường gờ chạm nổi trên đá granit. Các cửa đều được hợp thành 4 tấm đá nguyên khối và thường cao hơn mặt đất một ít. Bên trong là các vòm cửa thu hẹp lại ở đỉnh như các lò sưởi của một phòng thí nghiệm. Bên đỉnh của chúng được đắp một bông sen đang nở.
Tháp Dương Long hiện nay đang được trùng tu tôn tạo xây dựng, là địa điểm hấp dẫn với tất cả những ai có dịp thăm quan các di tích Bình Định. Đến đây du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ và huyền ảo của những tòa tháp cổ mà còn có dịp ghé thăm di tích những trung tâm sản xuất gốm lớn trước đây của người Chăm. Đó là trung tâm gốm Gò Hời và Gò Cây Ké.
(Được Bộ VH Quyết định số: 92/QĐ-BVH, ngày 10/7/1980).
5. Di tích Gò Lăng
Di tích ở tại làng Phú Lạc, ấp Kiên Thành, phủ Qui Nhơn (thế kỷ 18). Sau cách mạng tháng Tám được đổi lại là thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. (Hiện nay là thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Di tích Gò Lăng không mang tính chất kiến trúc, đây là di tích lịch sử mang tính chất lưu niệm, thể hiện tình cảm của nhân dân đối với người sinh ra vị anh hùng dân tộc.
Thôn Phú Lạc, xã Bình Thành là quê mẹ các thủ lĩnh Tây Sơn, Gò Lăng có nền và vườn nhà của ông bà Hồ Phi Phúc, khi ông từ Tây Sơn Thượng đạo về kết duyên với bà Nguyễn Thị Đồng. Tại nơi đây, chính quyền và nhân dân đã xây dựng đền thờ để thờ cúng ba vua hàng năm vào ngày 14 tháng 11 âm lịch. Di tích toạ lạc tại thôn Phú Lạc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định với diện tích quy hoạch xây dựng hiện nay là 8.000,4 m2 và đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988.
(Được Bộ VH Quyết định số: 1288/QĐ-BVH, ngày 24/9/1988).
6.Từ đường Võ Văn Dũng
Từ đường họ Võ nằm cuối thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (xưa là thôn Phú Lộc, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn), nơi đây là vùng đất hiểm trở: đất hẹp, dân thưa, núi non trùng điệp, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm thổ sản và săn bắt. Chính quá trình đấu tranh cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt để tạo dựng cuộc sống đã tôi luyện con người Phú Lộc đức tính cần cù lao động và tinh thần thượng võ.
Võ Văn Dũng được tiếp thu tinh thần thượng võ của quê hương mình nên ngay từ nhỏ ông đã học được nhiều môn võ thuật cổ truyền như: cung, đao, kiếm… truyền thống của quê hương. Ông là người thông minh tài trí, lại giỏi võ nghệ nên Võ Văn Dũng sớm được đứng vào hàng tướng lĩnh của quân đội Tây Sơn, tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công oanh liệt của dân tộc thời Tây Sơn.
Tộc họ Võ sử dụng nhà từ đường họ để thờ Võ Văn Dũng và đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988 theo Quyết định số: 1288/QĐ-BVH, ngày 24/9/1988.Theo quy hoạch, UBND tỉnh đang có kế hoạch xây dựng mới Đền thờ Võ Văn Dũng trên quê hương của võ tướng, dọc theo con đường đi vào khu du lịch danh thắng Hầm Hô.