Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 dòng) đánh giá công lao của Mác, Ăng - ghen, Lê - Nin đối với phong trào công nhân quốc tế

Viết một đoạn văn ngắn (10-15 dòng) đánh giá công lao của Mác,Ăng-ghen,Lê-Nin đối với phong trài công nhân quốc tế.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
87
1
0
Hanh Nguyen
20/10/2022 20:06:50
+5đ tặng

Trong suốt 40 năm gắn liền với C.Mác, Ph.Ăngghen đã dành trọn cuộc đời mình cho việc xây dựng nên một học thuyết khoa học hoàn bị và có vai trò to lớn trong việc cỗ vũ, khích lệ và trở thành vũ khí lý luận cho giai cấp vô sản đấu tranh giải phóng giai cấp mình và giải phóng xã hội loài người. Những đóng góp vĩ đại của Ph.Ăngghen đối với sự hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác cũng như phong trào công nhân quốc tế được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, Ph.Ăngghen đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng học thuyết Mác trên cả ba bộ phận cấu thành là triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và kinh tế chính trị học.

Trên lĩnh vực triết học, cũng như C.Mác, Ph.Ăngghen tuy xuất thân từ phái Hêghen trẻ nhưng ông đã có công lao to lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mặc dù trong khi khẳng định quan điểm duy vật về lịch sử là một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác, Ph.Ăngghen cũng có công lao to lớn cung cấp những luận chứng thuyết phục để chứng minh tính chất duy vật triệt để của học thuyết Mác trong lĩnh vực lịch sử, xã hội; làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và là “công cụ nhận thức vĩ đại” của con người. Đặc biệt, bằng việc chỉ ra những quy luật của giới tự nhiên, Ph.Ăngghen không chỉ khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới mà còn làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. Với điều này, Ph.Ăngghen đã cùng với C.Mác xây dựng được một hệ thống lý luận triết học hoàn chỉnh với những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Trên lĩnh vực chủ nghĩa xã hội khoa học, với những trải nghiệm trong thời gian dài ở Anh, Pháp, Đức cùng thời gian cộng tác với C.Mác; Ph.Ăngghen đã tạo lập và hoàn thiện những quan điểm về chủ nghĩa xã hội khoa học mà linh hồn của lý luận đó là làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân - giai cấp có khả năng tổ chức và lãnh đạo xã hội thông qua Đảng Cộng sản, tiến hành cải biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội trên phạm vi từng nước và trên thế giới. Có thể nói, nhờ có lý luận này, giai cấp công nhân đã từng bước bước lên vũ đài chính trị và xác lập được vai trò to lớn của mình. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã có công lao trong việc cung cấp những luận cứ thuyết phục để biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì vậy, “những chiến lược, sách lược cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và sự hình thành các chính đảng vô sản mà ông đưa ra trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời hoạt động lý luận và thực tiễn cách mạng của ông là một cống hiến lớn vào kho tàng chủ nghĩa xã hội khoa học”(4).

Trên lĩnh vực kinh tế chính trị học, Ph.Ăngghen đã chứng tỏ là một nhà kinh tế học xuất sắc khi đã chỉ ra được những quy luật vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, bóc trần bản chất bóc lột giá trị thặng dư của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt, khi giúp C.Mác hoàn thành nốt những tập bản thảo còn dang dở của bộ “Tư bản”, Ph.Ăngghen cũng đã góp phần quan trọng trong việc luận giải những tư tưởng lớn của C.Mác về đặc trưng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Như vậy, có thể nói, “chủ nghĩa Mác trên tất cả các phương diện cấu thành của nó, từ nội dung đến phương pháp, từ những mầm mống đầu tiên đến khi có một diện mạo trưởng thành, từ những luận chiến đanh thép để tự bảo vệ trước những đòn tấn công, xuyên tạc của kẻ thù cho đến những tổng kết thực tiễn đặc sắc và những dự báo khoa học về xã hội tương lai đều in đậm dấu ấn những đóng góp kiệt xuất của Ph.Ăngghen”(5).

Thứ hai, cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã đưa chủ nghĩa Mác trở thành một học thuyết vừa mang tính khoa học, vừa mang tính cách mạng.

Ngay từ đầu, mục đích của cả C.Mác và Ph.Ăngghen khi xây dựng học thuyết của mình không phải mang tính lý luận thuần túy mà phải trở thành vũ khí tinh thần cho giai cấp công nhân. Vì vậy, trên hành trình của mình, Ph.Ăngghen đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về đời sống, tình cảnh của những người lao động, đặc biệt là giai cấp công nhân. Chính hoạt động của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức... đã giúp cho Ph.Ăngghen từng bước hoàn thiện lý luận của mình trở thành một ngọn đuốc soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần lao. Phong trào công nhân đã tìm thấy ở triết học Mác vũ khí tinh thần của mình, còn triết học Mác tìm thấy ở phong trào công nhân vũ khí vật chất của mình: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”(6). Nhờ đó, học thuyết Mác không chỉ mang tính khoa học mà còn mang tính cách mạng.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng để mang đến cho giai cấp công nhân vũ khí lý luận đấu tranh sắc bén, Ph.Ăngghen còn dành nhiều tâm sức để hoạt động thực tiễn và có đóng góp không nhỏ vào hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã đấu tranh không khoan nhượng chống lại những khuynh hướng cải lương và biệt phái (của Pruđông, Latxan, Bacunin...) để thống nhất hàng ngũ quốc tế. Ph.Ăngghen là người đỡ đầu của Đảng Dân chủ - xã hội Đức và có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của Đảng. Những nhà xã hội chủ nghĩa Pháp, Áo, Hungari, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italy, Nga, Hà Lan và nhiều nước khác đều nhận được sự giúp đỡ vô giá về tinh thần của Ph.Ăngghen. Vì vậy, đúng như V.I.Lênin nhận xét: “Sau bạn ông là Các Mác (mất năm 1883), Ph.Ăngghen là nhà bác học và là người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh”(7). Những đóng góp to lớn của Ph.Ăngghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã khiến Ph.Ăngghen xứng danh là “người thầy vĩ đại” của giai cấp công nhân toàn thế giới.

Thứ ba, Ph.Ăngghen đã không ngừng bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã nhiều lần bị chính quyền tư sản các nước trục xuất, kiện ra tòa vì tội “nói xấu”, “phỉ báng” chính quyền. Không chỉ có vậy, tư tưởng của các ông luôn bị chủ nghĩa cơ hội, xét lại xuyên tạc, bội nhọ, phản bác. Vì vậy, bên cạnh những tác phẩm có tính chất tuyên ngôn hay lý luận thuần túy, Ph.Ăngghen còn viết một số tác phẩm bút chiến để vạch trần luận điệu xuyên tạc, lừa bịp của những kẻ cơ hội, tư sản. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cần phải kể đến là “Chống Đuyrinh”. Với tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã có dịp trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác. Đó là cách mà Ph.Ăngghen vừa bảo vệ, vừa phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới. Điều đáng trân trọng là trong bất cứ điều kiện, tình huống nào, Ph.Ăngghen cũng luôn tuyệt đối trung thành với hệ tư tưởng mà mình và C.Mác đã xây dựng lên.

Ph.Ăngghen không bảo vệ chủ nghĩa Mác một cách cực đoan, cứng nhắc. Ph.Ăngghen từng nhấn mạnh: “Học thuyết của chúng tôi không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”(8). Ông không coi học thuyết Mác là một hệ thống đóng, một cái gì đó đã xong xuôi mà cần bổ sung, phát triển bằng thực tiễn sinh động. Điển hình là việc cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã bảy lần viết lại lời tựa cho tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Qua mỗi lần tái bản đã cho thấy Ph.Ăngghen luôn có ý thức bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác gắn với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi thời kỳ lịch sử.

Tinh thần bảo vệ học thuyết Mác của Ph.Ăngghen đã được các học trò của ông kế thừa, khiến chủ nghĩa Mác ngày càng phát triển. V.I.Lênin - người đã không ngừng bảo vệ, phát triển học thuyết Mác nhiều lần nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(9).

Chúng ta đang sống trong điều kiện rất khác so với thời của C.Mác và Ph.Ăngghen. Khoa học - công nghệ với những bước tiến nhảy vọt góp phần tạo ra lực lượng sản xuất mà xưa nay nhân loại chưa từng được chứng kiến. Tri thức xã hội phổ biến đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như C.Mác dự báo; năng suất lao động nhờ vậy tăng lên nhanh chóng. Nền kinh tế tri thức đã ra đời và đang vận hành hiệu quả ở nhiều nước phát triển. Quá trình quốc tế hóa mà vào thế kỷ XIX C.Mác nói đến đã thực sự trở thành quá trình toàn cầu hóa trong thời đại chúng ta. Ở các mức độ khác nhau, tất cả các nước đều bị cuốn hút hội nhập vào toàn cầu hóa, bởi vì nó đã “xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi”(10). Không ít kẻ vội cho rằng thực tiễn đã có nhiều thay đổi nên nhiều quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về lịch sử xã hội loài người đã không còn phù hợp nữa, cần phải được thay thế bằng một hệ thống lý luận khác. Điều này đặt ra yêu cầu quan trọng đối với chúng ta là một mặt tiếp tục khẳng định những chân giá trị của chủ nghĩa Mác, mặt khác, theo gương Ph.Ăngghen cần phải bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác bằng thực tiễn phong phú của thời đại ngày nay.

__________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 12-2020

(1), (6) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.625-626, 589.

(2) V.I.Lênin: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.3.

(3) V.I.Lênin: Toàn tập, t.26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.110.

(4) Đoàn Minh Huấn - Nguyễn Chí Hiếu: “Tư tưởng của Ph.Ăngghen về vai trò của lý luận đối với chính đáng vô sản và ý nghĩa trong công tác phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Ph.Ăngghen: “Giá trị tư tưởng Ph.Ăngghen trong thời đại ngày nay”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2016, tr.278.

(5) Hoàng Chí Bảo: “Cống hiến vĩ đại của Ph.Ăngghen trong lịch sử chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội”, trong sách: “Giá trị tư tưởng của Ph.Ăngghen trong thời đại ngày nay”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2016, tr.26.

(7) V.I.Lênin: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.3.

(8) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.273.

(9) V.I.Lênin: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.232.

(10) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.601.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư