LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến chính trị

Tôn giáo , tín ngưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến chính trị, văn hóa, xã hội và
nhiều thành tựu văn minh Ai Câp?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
92
0
0
trần hương lan
25/10/2022 20:03:22
+5đ tặng

Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng ta đã từng bước đổi mới về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Trong quá trình đó, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được thể hiện một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng"1.

Thật vậy, sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm đổi mới của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Về nhận thức lý luận,Đảng ta đã nêu lên "3 luận đề" có tính đột phá về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng: Một là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Đồng thời nêu lên “3 quan điểm” đổi mới về công tác tôn giáo: Một là, công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa cảnh giác kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng; Hai là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và Ba là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Để có được những tư tưởng đổi mới có tính "đột phá” nêu trên, Đảng ta tìm tòi, trăn trở trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo vào tình hình tôn giáo ở nước ta. Trong quá trình đổi mới, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo. Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị (2/7/1998) chỉ rõ: "Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy"2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (16/7/1998), dành quan điểm thứ 8 về “Chính sách văn hóa đối với tôn giáo", khẳng định: "Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện ... trong tôn giáo”3.

Nghị quyết số 25 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) của Đảng ra ngày 12/3/2003, đã tổng kết và phát triển tư duy lý luận đổi mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, nhận thức về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội và không tính những điểm tương đồng giữa lý tưởng của tôn giáo với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ quan điểm "tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài" do Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (1990) nêu ra, đến Nghị quyết 25 của Đảng đã phát triển lên một bước mới, khẳng định rõ hơn tôn giáo "đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội". Nhận thức này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự phát triển có tính sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phản ánh đúng quy luật tồn tại khách quan của tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này đã cụ thể hoá quan điểm "tồn tại lâu dài" của tôn giáo, nhưng phát triển rõ hơn trong mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên phương diện nhận thức, quan điểm này tránh được các cuộc tranh luận không cần thiết về vấn đề tôn giáo sẽ tồn tại đến khi nào. Đồng thời khắc phục được tư tưởng chủ quan, duy ý trí, nóng vội cho rằng tôn giáo sẽ mất đi nhanh chóng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ mất đi khi những cơ sở kinh tế-xã hội, thậm chí là cả cơ sở tâm lý, nhận thức cho sự tồn tại của nó không còn nữa. Nghĩa là khi nào những cơ sở cho sự tồn tại của tôn giáo "không còn gì để phản ánh nữa, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra, thì khi ấy tôn giáo sẽ mất đi. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của cơ chế thị trường, như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo, những rủi ro, bệnh tật, môi trường sinh thái bị hủy hoại,... vẫn còn là cơ sở khách quan cho tôn giáo tồn tại và phát triển trên những phạm vi nhất định. Do đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại, khó có thể đoán định được "tuổi thọ” của tôn giáo, song chắc chắn rằng tôn giáo vẫn là một thực thể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội4.

Như vậy, với cách nhìn mới, Đảng ta khẳng định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, không thể đơn giản cho rằng tôn giáo sẽ mất đi một sớm một chiều khi con người đã khám phá, chinh phục được thiên nhiên, khi đời sống vật chất ngày một tăng, tức là đã giải quyết được nguồn gốc tự nhiên. Đây là một nhận định mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc của Đảng, phản ánh đúng tính tất yếu khách quan trong sự tồn tại và phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo.

Không dừng lại ở việc thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta còn khẳng định những điểm "tương đồng" giữa lý tưởng của tôn giáo với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 25 chỉ rõ: "Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung"5. Đây là một luận điểm mới có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự vận dụng nhuần nhuyễn nét đặc sặc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc khai thác, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hoá, đạo đức của các tôn giáo với mục tiêu của công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta. Một mặt, quan điểm này làm thất bại những âm mưu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo, vi phạm nhân quyền, dân chủ, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các tôn giáo tạo cơ sở cho sự đồng thuận xã hội. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" chính là điểm tương đồng, là mạch kết nối, nơi gặp gỡ giữa giá trị nhân bản trong tôn giáo với giá trị nhân văn của chủ nghĩa xã hội, có tác dụng huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước. Tín ngưỡng hay không tín ngưỡng là quyền tự do lựa chọn của mỗi công dân. Phấn đấu cho sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân là lý tưởng thiêng liêng chung cho mọi người, là mục tiêu mà công cuộc xây dựng xã hội mới của chúng ta đang hướng tới, đồng thời cũng chính là ước vọng mà các tôn giáo theo đuổi. Đó chính là mẫu số chung để gắn kết đồng bào các tôn giáo với toàn thể nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng"6. Còn: "Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự doNhư thế những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần Phúc âm"7. Kế thừa tư tưởng ấy, Đảng ta xác định rõ nhiệm vụ: "Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"8.

Mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân văn sâu sắc, như đức "từ bi" của Phật giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, tư tưởng "bác ái" của đạo Kitô, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn hướng tới. Hồ Chủ tịch đã đúc kết một cách sâu sắc những giá trị đạo đức của các tôn giáo lớn. Người viết: "Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”9. Đại đa số đồng bào tôn giáo ở nước ta đều có tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, tham gia vào xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc, đó là chủ nghĩa yêu nước, dân tộc và quốc gia có chủ quyền.

Để phát huy được những điểm tương đồng ấy đòi hỏi phải kết hợp một cách biện chứng giữa lợi ích chung của sự phát triển đất nước với lợi ích cụ thể của đồng bào có đạo trên cả hai mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó có nhu cầu về đời sống tâm linh tôn giáo. Đây chính là động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các tôn giáo nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và phương châm, định hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật của các tôn giáo. Phát huy những điểm tương đồng, hướng về mục tiêu chung của công cuộc đổi mới đất nước có tác dụng huy động sức mạnh tiềm năng của đồng bào các tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp đồng bào các tôn giáo đấu tranh chống các thế lực lợi dụng tôn giáo gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

Việc Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng có nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành tín đồ của một tôn giáo, họ là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo tới vận mệnh của dân tộc. Đảng ta khẳng định thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của đồng bào có đạo và sự bình đẳng giữa các tôn giáo. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trước hết là tạo điều kiện, đảm bảo cho quần chúng có đạo được tham gia sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Mặt khác, phải chăm lo đến lợi ích thiết thân của bộ phận quần chúng đặc thù này. Nghĩa là phải chủ động giải quyết kịp thời những nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng của đồng bào có đạo đúng với pháp luật. Trong đó, quan trọng nhất là chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Trước đây, tôn giáo thường tiếp cận từ hai góc độ tư tưởng triết học và chính trị với hai định nghĩa mang tính kinh điển: "tôn giáo là hình thái ý thức xã hội" và "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Đó là hướng tiếp cận đúng, nhưng chưa đủ theo quan điểm mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Bởi vì, tôn giáo không chỉ là triết học (một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan), không chỉ là vấn đề chính trị (bị các thế lực chính trị xấu lợi dụng), mà tôn giáo còn là lịch sử (phản ánh tiến trình lịch sử của nhân loại), là nhận thức (giải thích về thế giới và con người), là văn hóa (góp phần hình thành nên những nền văn minh và nếp sống văn hóa của loài người), là đạo đức (góp phần điều chỉnh hành vi của con người hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ)10, là lối sống (góp phần hình thành lối sống của những người có đạo) và tôn giáo là một thực thể xã hội (có lực lượng tín đồ hùng hậu, có tổ chức giáo hội, tôn giáo chân chính góp phần vào củng cố cộng đồng và sự ổn định xã hội) v.v.

Như vậy, với quan điểm nhìn nhận mới, Đảng ta không chỉ bó hẹp tôn giáo trong khuôn khổ của tư tưởng triết học và chính trị mà đa diện hơn đúng với sự tồn tại và phản ánh của nó. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện tầm sâu trong tư duy nhận thức lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Điều đó đã khẳng định rõ thái độ của những người cộng sản Việt Nam về sự tôn trọng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân, một nhu cầu đích thực, chính đáng của quần chúng có đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm cho những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo. Việc tôn trọng, bảo đảm và thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ cũng giống như việc bảo đảm các quyền lợi khác của con người như ăn, ở, mặc, bảo vệ sức khoẻ, tự do, nhân quyền, dân chủ v.v.

Ba là, thừa nhận và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Luận điểm này là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong cách mạng dân tộc, dân chủ, nhưng được bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn trong thời kỳ đổi mới. Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển luôn bộc lộ hai mặt tích cực và tiêu cực. Trước đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, như tư tưởng yếm thế, ru ngủ con người. Nhưng quan điểm đổi mới của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần khắc phục, phải trân trọng và phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, trong đó có mặt tích cực về đạo đức, văn hóa tôn giáo. Tôn giáo có chức năng điều chỉnh hành vi xã hội của con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Tín đồ các tôn giáo với niềm tin vào đấng tối cao và cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết, lo sợ bị trừng phạt hoặc bị "quả báo" nếu phạm tội hoặc làm điều ác nên đã có hành vi đạo đức hướng thiện. Giáo lý giáo luật và những lời răn dạy của tôn giáo đã tạo ra những quy phạm đạo đức hướng con người làm các việc thiện lành, tránh điều ác, tu nhân tích đức để được giải thoát (theo quan niệm của Phật giáo), được lên thiên đàng (theo quan niệm của Kitô giáo, Hồi giáo). Các tôn giáo không chỉ "thiêng hóa" các quy phạm đạo đức mà còn tạo ra dư luận xã hội để điều chỉnh hành vi của tín đồ hướng về cái thiện, bài trừ cái ác. Như vậy, đạo đức tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi xã hội của con người. Thực tế cho thấy, ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn11.

Tôn giáo, tín ngưỡng không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là vấn đề văn hóa, đạo đức, lối sống có những giá trị tốt đẹp mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thể tiếp thu. Điều ấy thể hiện một cách sâu sắc quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm. Bên cạnh những hạn chế, tôn giáo cũng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân bản, nhân văn, hướng thiện của nó, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, góp phần bổ sung hoàn thiện cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn nữa, mọi tôn giáo chân chính đều đều răn dạy tín đồ hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, các tôn giáo đã và sẽ có sự điều chỉnh để thích ứng với xã hội mới. Đồng bào các tôn giáo ngày càng tham gia tích cực hơn vào phong trào thi đua yêu nước xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo". Quan điểm nêu trên của Đảng đã góp phần khơi dậy, động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực, điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội; phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo làm cho họ tự giác đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quốc"12.

Bốn là, "giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân". Quan điểm này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Lần đầu tiên nội hàm của tín ngưỡng được Đảng ta đề cập tới một cách chính thức trong văn kiện của mình. Đây là quan điểm đúng đắn, phản ánh rõ truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với làng, với nước của nhân dân ta. Trong tâm thức của người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những có công với dân, với nước không đơn thuần chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà cao hơn đó còn là một đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Đó là một truyền thống lâu đời đã ăn sâu trong tiềm thức, đời sống tâm linh, văn hóa, tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, trở thành một di sản văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Chính vì vậy, các tôn giáo ngoại nhập, kể cả những tôn giáo độc thần như Công giáo khi vào Việt Nam cũng phải thừa nhận, tiếp thu loại hình tín ngưỡng truyền thống này.

Việc Đảng ta thừa nhận những giá trị tốt đẹp của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân, có một ý nghĩa hết sức quan trọng có tác dụng to lớn, góp phần định hướng cho các tôn giáo đồng hành, gắn bó với dân tộc. Mặt khác, việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên còn là nhân tố để khắc phục sự hẫng hụt, thiếu vắng trong đời sống tâm linh, văn hoá, tinh thần vốn là khoảng trống để các tôn giáo, nhất là các tà đạo phát triển. Đoàn kết đồng bào các tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân, đồng thời phải nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Đó là những quan điểm mang tính biện chứng sâu sắc trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, giữa xây dựng khối đoàn kết toàn dân với việc chống sự phân biệt, đối xử, chống âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động gây rối; giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp với đấu tranh loại trừ các tệ nạn mê tín hủ tục nhằm bảo đảm cho môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh.

Từ những nhận thức mới về vấn đề tôn giáo, Đảng ta đã nêu lên những quan điểm mới về công tác tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Một là, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa phải kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo đế phá hoại cách mạng. Trong quan điểm này, Đảng ta nhấn mạnh đến hai nội dung rất quan trọng của công tác tôn giáo. Đó là chăm lo đến đời sống tôn giáo của nhân dân và đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. Trên cơ sở xác định tôn giáo là tình cảm, nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Mọi người được tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, "khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo”. Tín đồ các tôn giáo được tự do sinh hoạt tôn giáo tại gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống, "có kinh sách để tu học, có chức sắc hướng dẫn việc đạo". Đặc biệt, Nghị quyết 24 đã mở ra việc giải quyết, công nhận về mặt tổ chức các tôn giáo nếu hội đủ các điều kiện: có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp và luật pháp, chuẩn bị tốt về mặt nhân sự, . . . Sau khi đã được công nhận, tổ chức tôn giáo được thực hiện đầy đủ theo Hiến chương, Điều lệ (hoặc giáo luật), như tổ chức đại hội, hội nghị, việc đào tạo, phong chức, bổ nhiệm chức sắc, xuất bản kinh sách, sản xuất đồ dùng việc đạo xây sửa cơ sở thờ tự, quan hệ đối ngoại,... Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng để ứng xử cụ thể đối với từng tôn giáo, một mặt tạo điều kiện cho các tôn giáo hợp pháp chăm lo đời sống sinh hoạt của tín đồ, mặt khác đưa sinh hoạt tôn giáo vào khuôn khổ quản lý nhà nước, góp phần loại bỏ các tà đạo nhằm làm lành mạnh hóa sinh hoạt tôn giáo.

Bên cạnh việc chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào các tôn giáo, phải đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng. Do đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam, trước đây khi xâm lược nước ta, các thế lực đế quốc đều tìm cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của chúng. Ngày nay, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ việc lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy trong khi tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, Đảng ta chủ trương phải cảnh giác đấu tranh với những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó hữu cơ mật thiết với nhau. Giải quyết đúng đắn và đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng là làm cho đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào chế độ và sự nghiệp đổi mới đất nước, hiểu rõ âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn tạo của các thế lực xấu, từ đó nêu cao cảnh giác để họ "tự giác đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng chính đáng của mình, bảo vệ an ninh Tổ quốc". Ngược lại, khi làm tốt công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo sẽ tạo môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, không bị địch lợi dụng để quần chúng yên tâm sinh hoạt tôn giáo.

Khi xác định mối quan hệ hữu cơ giữa hai nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đặt vấn đề giải quyết nhu cầu giáo của quần chúng trước việc đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo nhằm khắc phục tình trạng có nơi, có lúc khi tập trung chống địch lợi dụng tôn giáo lại chưa quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, thậm chí có nơi còn đồng nhất quần chúng có đạo với các phần tử lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng13. Điều đó vô hình chung đã đẩy một bộ phận quần chúng có đạo về phía các thế lực lợi dụng tôn giáo.

Hai là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đây là quan điểm thể hiện tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác quần chúng nói chung, công tác tôn giáo nói riêng. Khi nói nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, Đảng ta muốn nhấn mạnh đến bản chất và vai trò quyết định của công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo; Suy cho cùng, công tác vận động quần chúng có đạo là công tác đối với con người, đó là những con người-công dân-tín đồ. Họ là một đối tượng quần chúng đặc thù, có điểm giống, nhưng cũng có điểm khác với các đối tượng quần chúng khác. Ở họ, giữa con người công dân với con người tín đồ luôn quyện chặt vào nhau, bổ xung cho nhau không thể tách rời và luôn hướng tới "tốt đời, đẹp đạo". Trong họ, quyền lợi và nghĩa vụ song trùng giữa con người công dân có quyền lợi, nghĩa vụ với Tổ quốc và con người tín đồ có quyền lợi, bổn phận với đạo, với giáo hội của mình. Bởi vậy, công tác vận động quần chúng có đạo không đơn thuần chỉ là công tác tuyên truyền giáo dục mà còn là công tác tập hợp tín đồ các tôn giáo trong các đoàn thể quần chúng, công tác xây dựng cốt cán, công tác đối với các chức sắc, nhà tu hành, các nhân sỹ trí thức trong các tôn giáo. Công tác vận động quần chúng còn là "tăng cường công tác giáo dục, y tế văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nâng cao dân trí, nhất là ở những vùng đông đồng bào có đạo", tức là phải chăm lo việc ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, hưởng thụ văn hóa,... để nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân trí cho quần chúng. Về khía cạnh tôn giáo, công tác vận động quần chúng có đạo phải thực hiện tốt chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chứ không phải là tuyên truyền thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng để "giải phóng" quần chúng khỏi "đám mây mù” tôn giáo; cũng không phải tốn thời gian vào các cuộc tranh luận vô bổ có hay không có Đấng tối cao, có hay không có Thiên đường mà là vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngay trên thế gian này. Nói tóm lại, công tác vận động quần chúng có đạo là làm cho đồng bào được "phần xác no ấm, phần hồn thong dong"14) như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Làm được điều đó cũng chính là đã tạo điều kiện để đồng bào có đạo tích cực tham gia xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Ba là, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở xác định công tác tôn giáo mang nét đặc thù với sự tinh tế trong nhiều mối quan hệ, không chỉ là giải quyết chính sách đối với tín đồ, ứng xử với chức sắc và tổ chức giáo hội mà còn là công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, Đảng ta xác định lực lượng làm công tác tôn giáo trong thời kỳ mới là toàn bộ hệ thống chính trị. Gồm Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị,... Toàn bộ hệ thống chính trị tham gia làm công tác tôn giáo, nhưng mỗi ngành tuỳ theo chức năng có những nhiệm vụ cụ thể: Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo thông qua chủ trương, đường lối mang tính định hướng đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo cụ thể. Đồng thời, thông qua mặt trận và các đoàn thể thực hiện công tác vận động quần chúng xây dựng lực lượng cốt cán trong tín đồ, chức sắc. Các cấp chính quyền có trách nhiệm thể chế hóa chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo; thực hiện quản lý các hoạt động tôn giáo, đưa cáo hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác, các cấp chính quyền còn phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của tín đồ các tôn giáo bằng các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo nhằm làm lành mạnh hóa các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền, vận động quần chúng, đưa quần chúng tín đồ các tôn giáo theo từng giới, từng lứa tuổi tham gia các đoàn thể chính trị-xã hội, các đoàn thể xã hội và các đoàn thể nghề nghiệp khác15.

Bốn là, việc theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo (sinh hoạt động, truyền đạo và quản đạo) phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Đây là quan điểm có vị trí đặc biệt quan trọng phản ánh rõ đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta ngày càng được mở rộng cùng với quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhưng đồng thời cũng xuất hiện những vấn đế phức tạp trong đời sống sinh hoạt tôn giáo cần được chấn chỉnh. Cùng với việc khẳng định quyền tự do hoạt động tôn giáo của tín đồ và các tổ chức tôn giáo hợp pháp, cần nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân chưa được nhà nước thừa nhận tư cách pháp nhân truyền đạo, nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân hay ép buộc người khác theo đạo. Điều đó không chỉ bảo đảm cho hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, giữ vững tình hình chính trị-xã hội mà còn bảo vệ các tôn giáo chân chính, chống tà đạo, tà giáo và hiện tượng mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá môi trường sinh hoạt tôn giáo theo nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

Hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo luôn mang tính xã hội và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do đó, nó cũng phải tuân thủ và chịu sự quản lý của nhà nước thế tục. Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào dưới những hình thức khác nhau đều có các chính sách hay pháp luật để quản lý các hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo nhằm giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của mình.

Có thể nói, những quan điểm đổi mới nêu trên đã từng bước được thể chế hóa bằng chính sách, pháp luật của nhà nước, như Nghị định 69/HĐBT năm 1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ); Nghị định 26 CP năm 1999 của Chính phủ, đặc biệt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của UBTV Quốc hội (2004); Nghi định 22 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01 (năm 2005) của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Đó là những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, nhiều vấn đề cơ bản, quan trọng của các tôn giáo đã cơ bản được giải quyết, như sinh hoạt tôn giáo của tín đồ; vấn đề đào tạo chức sắc, in ấn kinh sách, đồ dùng việc đạo; vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự; đặc biệt vấn đề thừa nhận tư cách pháp nhân về mặt tổ chức của các tôn giáo (đến nay đã có 12 tôn giáo với 32 tổ chức, hệ phái tôn giáo đã được thừa nhận); vấn đề hoạt động từ thiện, nhân đạo, văn hóa, xã hội, giáo dục y tế, đối ngoại,. . . của tôn giáo. Điều đó đã tạo nên niềm tin tưởng, phấn khởi của đại đa số tín đồ, chức sắc các tôn giáo, có tác dụng động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia công cuộc đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện đầy đủ những tư tưởng đổi mới của Đảng về vấn đề tôn giáo cũng như chưa phù hợp với thực tiễn đời sống tôn giáo đang đặt ra ở nước ta trong thời kỳ mở rộng, hội nhập quốc tế. Vì vậy, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”16. Đây là vấn đề quan trọng nhất mà thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Trên thực tế, nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22 của Chính phủ hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo sau 6 năm đi vào thực tế đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, cần phải chinh sửa, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao cho phù hợp với tình hình thực tế đời sống tôn giáo đang diễn ra. Do đó, bên cạnh những vấn đề đã được khẳng định, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước thừa nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”17.

Tóm lại, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dân chủ hóa đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng từng bước xây dựng hoàn thiện chính sách đổi mới về công tác tôn giáo theo quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về chính sách, pháp luật cũng cần được bổ sung, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác tôn giáo cũng như phù hợp với tình hình thực tế cũng như tạo điều kiện cho các tôn giáo tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước trong điều kiện mới./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư