Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ:
A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Địa phương này sang địa phương khác.
C. Đất nước này sang đất nước khác. D. Người vùng này sang người vùng khác.
Câu 2: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
A. Tương thân, tương ái. B. Dũng cảm.
C. Cần cù lao động. D. Hiếu học.
Câu 3: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người:
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây đi ngược lại với sự tôn trọng truyền thống quê hương?
A. Tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp từ truyền thống.
C. Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn vè trong và ngoài nước.
D. Không cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.
D. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.
Câu 6: Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Không căm thù bất kì ai kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước.
B. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh.
C. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năn hối cải.
D. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
Câu 7: Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?
A. Thấy nhà hàng xóm bị cháy mà vẫn bình chân như vại.
B. Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.
C. Chẳng ăn được thì đạp đồ.
D. Thấy người khác chết mà không cứu.
Câu 8: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?
A. M là người có lòng tự trọng. B. M là người sống giản dị.
C. M là người biết quan tâm, cảm thông. D. M là người trung thực.
Câu 9: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu tức bạn.
Câu 10: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Học tủ, học lệch, chỉ học những môn mình yêu thích.
B. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
D. Có phương pháp học tập chủ động.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |