Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về văn minh Văn Lang-Âu Lạc ở Việt Nam?

Tìm hiểu về văn minh Văn Lang-Âu Lạc ở Việt Nam
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
123
1
0
Nguyễn Thị Ánh Hồng
28/10/2022 07:58:56
+5đ tặng
1.1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn) có nguồn gốc bản địa, chủ nhân là các cộng đồng người Việt cổ, được hình thành và phát triển từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến vài thế kỉ đầu Công nguyên ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiênVăn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,... Khu vực này đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,... thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi, nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước. Khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,... thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển sớm.
* Cơ sở xã hội
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn. Trong hơn hai thiên niên kỉ, sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dắn tới những thay đổi lớn: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phân hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.
Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp (trị thuỷ, làm thuỷ lợi, khai hoang,...), yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung. Đây chính là cơ sở hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – tiền đề cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh.
b) Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của nhà nướcNhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2 700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai.
Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 – 179 TCN); kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán An Dương Vương; giúp việc cho vua cũng là Lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các Lạc tướng cai quản.
* Hoạt động kinh tế
Trên những điểm tụ cư ở các gò đồi, chân núi, các dải đất cao ven sông, cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp: làm rẫy (vùng đồi núi, địa hình dốc) và làm ruộng (vùng đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi tưới tiêu). Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá và làm thủ công cũng phát triển.
Thời kì Đông Sơn, một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim...) phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nghề đúc đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo (công cụ lao động, đồ trang sức, vũ khí, trống đồng, thạp đồng...). Cho đến nay, kĩ thuật đúc trống đồng, thạp đồng… của người Việt cổ vẫn còn nhiều điều bí ẩn.
* Đời sống vật chất
Thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày của người Việt cổ là cơm, rau, cá,...
Lương thực chính là lúa gạo; thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.
Về trang phục: Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó. Họ thích sử dụng đồ trang, sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),...
Về nhà ở: Cử dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng). Những ngôi nhà quây quần trong một khu vực tạo thành những xóm làng định cư.
Người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ (đường sông, đường biển), phương tiện chính là thuyền, bè,...Hình đôi nam nữ giã gạo trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)Hình nhà sàn mái cong trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hà Nội)* Đời sống tỉnh thầnTín ngưỡng: Cử dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.Nghệ thuật: Cử dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao. Những tác phẩm như: trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức hay tượng người, chim, thú hoặc trang trí trên các công cụ, vũ khí,... vừa thể hiện trình độ chế tác tỉnh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật, vừa phản ánh đời sống tỉnh thần phong phú của cư đân thời kì này.Vòng ống tay bằng đồng có gắn lục lạcÂm nhạc khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thứcbiểu diễn.Trống đồng Đông Sơn trước hết là một loại nhạc khí dùng trong các dịp lễ, tết lớn của cộng đồng. Bằng kĩ thuật điều luyện, cư đân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo nên những chiếc trống với âm thanh trầm hùng.Trên trống đồng, thạp đồng có trang trí hoạ tiết là các giàn trống (từ 2 đến 4 chiếc), giàn cổng (tử 6 đến 8 chiếc), cảnh tốp nam nữ mặc trang phục đẹp, đầu đội mũ lông chim, vừa múa, hát, vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau (khèn, sênh, chuông, phách...
https://hoc247.net/lich-su-10/bai-11-mot-so-nen-van-minh-co-tren-dat-nuoc-viet-nam-l12177.html#11   xem rõ hơn tại link này

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×