PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm).
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:
– Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?
– Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!
Ðàn kiến con vội nói:
– Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!
Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.
(Trích truyện Đàn kiến con ngoan ngoãn, Tiếng Việt 1, Tập 1, sách Kết nối tri thức, NXBGD 2020)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? (1)
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn
Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (2)
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba
Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? (1)
A. Bà kiến già
B. Đàn kiến con
C. Bà kiến già và đàn kiến con D. Chiếc lá đa
Câu 4: Đoạn trích trên sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nhân hóa đúng hay sai? (7)
A. Sai B. Đúng
Câu 5: Chi tiết “đưa bà kiến già đi sưởi nắng” thể hiện phẩm chất gì của đàn kiến con? (5)
A. Quan tâm, giúp đỡ
B. Thông minh, lanh lẹ
C. Năng động, hoạt bát
D. Nhiệt tình, chăm chỉ
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Đoạn trích thể hiện tình cảm, cảm xúc …của tác giả đối với loài vật. (3)
A. Kính trọng
B. Quan tâm
C. Tự hào
D. Trân trọng
Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của đoạn trích? (6)
A. Đoạn trích thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
B. Đoạn trích thể hiện tình cảm sâu sắc của đàn kiến.
C. Đoạn trích thể hiện tinh thần đoàn kết của đàn kiến.
D. Đoạn trích thể hiện sự ngưỡng mộ của bà kiến già đối với đàn kiến con.
Câu 8: Từ láy hừ hừ trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ” có tác dụng gì? (7)
A. Gợi tả hành động của bà kiến.
B. Gợi tả hình dáng của bà kiến.
C. Gợi tả tiếng rên của bà kiến.
D. Gợi tả cảm xúc của bà kiến.
Câu 9: Trình bày ý kiến của em về hành động của đàn kiến con? (8)
Câu 10: Qua việc làm của đàn kiến con em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (9)
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm).
Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. HỌC ĐỌC
Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại.
Trả lời:
- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.
- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:
+ Văn bản truyện:
Thánh Gióng: Người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.
Sự tích Hồ Gươm: Sự tích vua Lê trả lại gươm thần.
Thạch Sanh: Chàng trai mồ côi, nghèo khó mà dũng cảm, bao dung.
Cô bé bán diêm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Ông lão đánh cá và con cá vàng: Truyện về ông lão khốn khổ có người vợ tham lam, độc ác.
Bức tranh của em gái tôi: Kể về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư.
Điều không tính trước: Kể về ba người bạn nhỏ, ban đầu xích mích vì hiểu lầm, cuối cùng lại kết thành một khối yêu thương.
Chích bông ơi!: Câu chuyện cảm động của hai cha con Dế Vần
Dế Mèn phiêu lưu kí: Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.
+ Văn bản thơ:
À ơi tay mẹ: Ghi lại những xúc động, bâng khuâng khi nghĩ về bàn tay của mẹ.
Về thăm mẹ: Đầy ắp những cảm xúc nghẹn ngào.
Những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ,…
Đêm nay Bác không ngủ: Những chi tiết, hình ảnh chân thật và tình cảm da diết, cảm động về Bác.
Lượm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Gấu con chân vòng kiềng: Kể chuyện về chú gấu con hồn nhiên, vui nhộn, hài hước.
+ Văn bản kí:
Trong lòng mẹ: Ghi lại tình mẫu tử sâu nặng.
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Ghi chép về cảnh sắc thiên nhiên, con người vùng đất phương Nam.
Thời thơ ấu của Hon-đa: Những dòng hồi ức về tuổi thiếu niên với những kỉ niệm đầy thú vị của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.
Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần:
- Đọc hiểu văn bản nghị luận:
+ Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: Giải thích vì sao Nguyên Hồng lại viết rất hay về tầng lớp dân nghèo.
+ Vẻ đẹp của một bài ca dao: Chỉ ra sự cảm nhận tinh tế của tác giả dân gian trước vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
+ Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Phân tích ý nghĩa của truyện Thánh Gióng – một trong những tác phẩm hay nhất thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước.
+ Tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?: Sự cần thiết của việc bảo vệ và đối xử nhân đạo với động vật.
+ Khan hiếm nước ngọt: Vấn đề nguồn nước đang dần cạn kiệt.
+ Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?: Lợi ích của vật nuôi.
- Đọc hiểu văn bản thông tin:
+ Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh 2-9-1945.
+ Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sự kiện lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
+ Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?: Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
+ Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Sự kiện khoa học thú vị.
+ Giờ Trái Đất: Sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu.
Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt và trả lời câu hỏi:
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt nào?
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?
Trả lời:
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:
- Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:
- Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)
- Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).
II. HỌC VIẾT
Câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:
a) Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản là gì?
Trả lời:
a)
- Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản:
- Tự sự:
+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
+ Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biểu cảm:
+ Bước đầu biết làm thơ lục bát.
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.
- Thuyết minh: Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Nghị luận: Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
- Nhật dụng:
+ Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
+ Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
III. HỌC NÓI VÀ NGHE
Câu hỏi trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác là gì?
b) Liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
Trả lời:
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng:
- Nói:
+ Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ.
+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).
+ Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe:
+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.
+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Nói nghe tương tác:
+ Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
+ Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
b) Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |