Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ Gặp lá cơm nếp là một tác phẩm thơ đã hòa quyện được giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương. Nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tinh thần ấy một cách tinh tế và hài hòa đến bất ngờ.
Hai tình cảm ấy cùng tồn tại và thúc đẩy lẫn nhau trong hình ảnh người lính trong bài thơ. Chàng lính ấy rời xa quê hương của mình để đến rừng Trường Sơn tham gia chiến đấu. Trên đường đi, anh bắt gặp một chiếc lá cơm nếp quen thuộc. Chiếc lá ấy hóa thành chìa khóa mở cánh cửa kí ức tuyệt vời ở quê nhà. Đó là những kỉ niệm khi anh còn ở nhà với mẹ. Mẹ anh hiện lên với dáng vẻ tảo tần, chịu khó vì con cái. Anh nhớ lắm mùi hương của nắm cơm nếp do mẹ chuẩn bị. Nắm cơm ấy cùng anh đi qua bao tháng ngày tuổi thơ gian khó. Anh yêu mẹ, yêu nắm cơm nếp ấy, yêu quê hương, yêu đất nước. Chính vì vậy, anh cầm súng rời xa mẹ để tiến ra chiến trường. Chính mẹ là hậu phương vững chắc, tiếp cho anh sức mạnh để có thể chiến đấu đến cùng.
Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của anh, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng anh và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Anh vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho anh vững tay súng trên vai.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |