Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.
– Suốt nửa sau thế kỉ XX, các nước châu Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
– Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.
– Trong những thập niên gần đây, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan…
– Châu Á có diện tích rộng lớn (44 triệu km2) và đông dân cư nhất thế giới (3,35 tỉ người năm 1995) với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Từ cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước ở châu lục này đã trở thành những thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước tư bản Âu-Mĩ, chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của chủ nghĩa thực dân.
– Các nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Bên cạnh đó, Ấn Độ là nước lớn thứ hai ở châu Á, cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ một nước phải nhập khẩu lương thực. Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phận mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |