- Vì Bón nhiều phân đạm sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.
- Rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài vì: Dung dịch ngâm là môi trường ưu trường do chứa nồng độ chất tan (muối, đường) cao nên khi vi khuẩn xâm nhập thì tế bào vi khuẩn sẽ bị mất nước khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên và gây hại đến chất lượng rau, củ, quả ngâm được.
-
- Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
- Không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng, thực phẩm ướp muối còn có hương vị đặc trưng khi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
- Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn. Đây là môi trường ưu trương, tức là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn so với nồng độ chất tan trong tế bào. Mà trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu của tế bào thấp hơn áp suất thấu của môi trường khiến cây sẽ không hút được nước và muối khoáng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho cây sẽ chết hàng loạt.
-
Khi ta chẻ 1 quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ rồi ngâm trong nước thì các mảnh ớt lại cong theo một chiều xác định do môi trường trong tế bào quả ớt và bên ngoài khác nhau
+ Chẻ quả ớt ra làm tăng diện tích tiếp xúc và làm cho cấu tạ quả ớt bị tổn thương tạo điều kiện cho dịch chuyển dịch
+ Trong tế bào quả ớt ưu trương so với môi trường nước bên ngoài, áp lực thẩm thấu cao hơn do đó nước đi từ ngoài và tế bào làm tế bào rau trương và to lên
=> Quả ớt bị cong hương ra phía ngoài